Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh mất ngủ được xem là nỗi ám ảnh của khá nhiều người. Đặc biệt với người trong độ tuổi trung niên. Tình trạng này thường lặp lại từ 3-4 đêm/tuần và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, việc nhận biết và đưa ra những cách trị mất ngủ cho người trung niên là vô cùng cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Lý do người trung niên thường bị mất ngủ
Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Trong đó, xảy ra khá nghiêm trọng từ độ tuổi trung niên trở đi. Những lý do gây ra có thể đến từ cả khách quan và chủ quan:
1.1. Thay đổi về nội tiết
Bước vào giai đoạn trung niên cả nữ giới và nam giới đều xuất hiện những thay đổi về mặt nội tiết. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến mất ngủ.
– Với phái nữ: theo thống kê có đến khoảng 40% tỷ lệ phụ nữ độ tuổi từ 40 trở đi mắc mất ngủ. Nguyên nhân do hiện tượng tiền mãn kinh là chủ yếu. Nó gây ra sự suy yếu của não bộ, buồng trứng và cả tuyến yên. Điều này dẫn đến các hormone: estrogen, progesterone và cả testosterone thiếu cân bằng sinh ra rối loạn giấc ngủ.
– Với phái nam: có khoảng 30% nam giới ở độ tuổi ngoài 45 gặp phải tình trạng này. Ở độ tuổi này, họ thường bị mãn dục khiến nồng độ testosterone trong máu suy giảm. Từ đó các cơ quan cũng bị giảm hoạt động và ảnh hưởng tới các vấn đề về tâm lý. Điều này phần nào gián tiếp gây ra rối loạn giấc ngủ ở nam giới tuổi trung niên.
1.2. Thói quen và lối sống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng mất ngủ nhất là với độ tuổi trung niên. Những vấn đề điển hình như:
– Thời gian ngủ trưa quá lâu và có nhiều giấc ngủ nhỏ trong ngày.
– Lạm dụng các loại chất kích thích như: trà, bia, rượu, đồ uống chứa ga và thuốc lá khoảng chiều hay gần tối. Cồn, nicotin, caffeine sẽ gây kích thích thần kinh khiến não bộ tiết ra hormone hưng phấn làm mất ngủ.
– Nạp quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng dầu mỡ cao và tối và gần giờ ngủ.
– Uống nhiều nước, hoạt động mạnh liên tục sát giờ nghỉ.
1.3. Những áp lực về mặt tinh thần
Những gánh nặng trong cuộc sống: bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,… hoàn toàn có thể tác động đến tâm lý của người trung niên.
Công việc cuộc sống hàng ngày gây căng thẳng thần kinh, nghĩ ngợi nhiều dẫn tới mất ngủ. Bên cạnh đó độ tuổi này có khả năng cao mắc phải các bệnh lý như: dạ dày, thoái hóa, trào ngược,… điều này càng khiến họ nặng nề hơn trong suy nghĩ.
1.4. Các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài
Ngoài những lý do kể trên, việc mất ngủ ở độ tuổi trung niên cũng có thể đến từ các yếu tố ngoại cảnh:
– Phòng ngủ có hệ thống ánh sáng, đèn điện không phù hợp, hay ảnh hưởng của tiếng ồn xung quanh.
– Nhiệt độ trong phòng quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cơ thể phần nào bị gián đoạn và ảnh hưởng.
– Không gian phòng ngủ thì chật chội không được thoải mái gây khó khăn trong việc nghỉ ngơi.
2. Mất ngủ khi kéo dài gây các hệ lụy gì?
Mất ngủ ở độ tuổi trung niên không chỉ khiến cơ thể suy nhược, khó chịu và còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm:
– Rối loạn về tâm lý, nhận thức và cả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Mất ngủ đêm dễ khiến người bệnh sáng ra trong trạng thái mệt mỏi, lo âu và trầm cảm.
– Teo não: vì mất ngủ có thể khiến não bộ mất đi khoảng 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương này rất khó để hồi phục, thậm chí không thể tái tạo được gây suy giảm trí nhớ.
– Béo phì, tiểu đường: ngủ muộn khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và béo phì.
– Tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Nếu chỉ được ngủ dưới 5 giờ/đêm sẽ làm tăng rủi ro bị suy tim đến 40%.
3. Những cách chữa mất ngủ với người trung niên
Có thể thấy rằng, nếu mất ngủ thi thoảng diễn ra thì nó không quá đáng bận tâm. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài dai dẳng có thể gây ra nhiều vấn đề như trên.
Do đó, hãy quan tâm nhiều hơn đến những cách giúp cải thiện tình trạng. Dưới đây là một số cách giúp khắc phục mất ngủ ở tuổi trung niên.
3.1. Cách trị mất ngủ cho người trung niên bằng mẹo dân gian
Tư xưa ông cha ta đã có những bài thuốc trị mất ngủ rất hiệu quả. Những nguyên liệu sử dụng cũng hoàn toàn đến từ tự nhiên và vô cùng lành tính:
– Tâm sen: các hoạt chất có trong tâm sen có khả năng giúp an thần và giúp vào giấc ngủ dễ dàng. Không chỉ thế, nó còn có tác dụng với những người bị thiếu máu hay mắc bệnh liên quan tim mạch. Tâm sen chủ yếu sẽ được dùng để hãm trà sử dụng hàng ngày.
– Lá dâu tằm: có vị ngọt, đắng và tính hàn. Ngoài thanh nhiệt còn các tác dụng bổ huyết hạn chế căng thẳng kích thích con buồn ngủ. Tuổi trung niên có thể sử dụng nấu nước uống hàng ngày giúp cải thiện giấc ngủ.
– Hoa tam thất: có tác dụng kích thích ngủ ngon và rất phù hợp với độ tuổi trung niên gặp vấn đề mất ngủ. Bên cạnh đó, còn có tác dụng với bệnh béo phì, tiểu đường và giúp giải độc. Người bệnh nên sử dụng trà hoa tam thất hay kết hợp hoa tam thát với các loại dược liệu sắc thành nước uống.
3.2. Cách trị mất ngủ cho người trung niên sử dụng thuốc Tây Y
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Tây có thể dùng cho độ tuổi trung niên cải thiện chứng mất ngủ. Những loại được kê đơn có thể kể tới như: Mirtazapine, Zolpidem, Phenobarbital, Diazepam, Bromazepam,… giúp kích thích đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn.
Sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ cùng các triệu chứng đi kèm của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ ra các phác đồ điều trị khác nhau.
Lưu ý với sử dụng thuốc trong trị mất ngủ đó là tuân thủ đúng theo các khuyến cáo đưa ra bởi bác sĩ. Hạn chế việc lạm dụng thuốc gây quá lệ thuộc vào thuốc.
3.3. Áp dụng đông y trong trị mất ngủ
Hiện nay, khá nhiều người cũng áp dụng phương pháp điều trị đông y khi mất ngủ. Bởi phương pháp này giúp điều trị mất ngủ từ nguyên căn và kích thích cơn buồn ngủ, mang tới giấc ngủ sâu cho người dùng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn một vài hạn chế như: khó khăn trong việc căn chỉnh thời gian sắc thuốc và đòi hỏi sự kiên trì từ người sử dụng.
Trên đây là những phương pháp giúp trị mất ngủ cho độ tuổi trung niên đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm. Điều này giúp nhận biết được mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với bạn.