Xương đòn hay còn được gọi là xương quai xanh rất dễ gãy, nó chiếm khoảng 5% các trường hợp gãy xương ở người lớn. Biến chứng gãy xương đòn ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các trường hợp gãy xương đòn xảy ra do bị té ngã vai đập xuống đất hoặc là tay chống xuống đất quá mạnh gãy áp lực lên vai cũng làm cho xương bị gãy.
Đa phần các trường hợp gãy xương đòn vai trái hay vai phải đều điều trị bằng cách bảo tồn đeo đai vải số 8. Chỉ có một trường hợp đặc biệt, xương đòn gãy bị di lệch, mảnh xương bị gãy có thể chọc thủng da thì sẽ tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại xương gãy về đúng vị trí ban đầu.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng của gãy xương đòn
- Vai bị sệ
- Không lưng được cánh tay vì quá đau.
- Khi cử động tay cảm giác như xương bị lạo xạo.
- Biến dạng và sưng nơi bị gãy
- Sưng tấy và đau ở vùng xương đòn.
2. Các biến chứng gãy xương đòn
2.1. Biến chứng của gãy xương đòn không phẫu thuật
Trường hợp gãy xương đòn không bị di lệch, thường thì sẽ không phải phẫu thuật, bệnh nhân chỉ cần đeo đai vải số 8 là xương có thể lành lại như bình thường.
Tuy nhiên việc điều trị gãy xương đòn này cũng để lại một số biến chứng như:
- Can lệch: Đây là những trường hợp gãy xương di lệch, sau một khoảng thời gian xương lành lại nhưng mà không giống với hình dạng xương đòn ban đầu.
- Chậm lành xương đòn: Biến chứng này xảy ra khi xương đòn bị gãy quá 3 -5 tháng mà xương không thể liền lại được.
- Khớp giả: là trường hợp xương bị gãy quá 6 tháng mà không thể lành lại được
- Xơ cứng hạn chế khớp: Do việc bất động các khớp quá lâu.
2.2. Biến chứng gãy xương đòn sau điều trị phẫu thuật
Trường hợp xương bị di lệch nhiều, bác sĩ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật để sắp xếp những mảnh vỡ của xương đòn lại bằng nẹp đinh vít cho đến khi xương lành hẳn.
Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh thường sẽ cảm thấy tê bì vùng dưới da của vết mổ, tuy nhiên sau một thời gian sẽ không còn cảm giác này nữa.
2.3. Một số biến chứng phẫu thuật gãy xương đòn không mong muốn
Nhiều yếu tố nguy cơ của một ca điều trị bằng phương pháp phẫu thuật gãy xương đòn như:
- Nhiễm trùng
- Mất máu
- Một số vấn đề với quá trình lành vết mổ
- Cục máu đông
- Tổn thương mạch máu, thần kinh
- Biến chứng do gây mê
Một số yếu tố nguy cơ đặc biệt trong điều trị phẫu thuật gãy xương đòn bao gồm:
- Chấn thương phổi
- Không lành xương
- Phản ứng của cơ thể với dụng cụ kết hợp xương
Đặc biệt, những người bệnh thường xuyên hút thuốc lá hay sử dụng các chất gây nghiện, người có tiền sử bệnh tiểu đường, những người già thường có nhiều biến chứng trong và sau khi phẫu thuật gãy xương quai xanh. Thường thì vết mổ sẽ lâu lành hơn so với các trường hợp khác.
Thông thường trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân nguy cơ có thể gặp và các biện pháp cụ thể để phòng tránh các biến chứng gãy xương đòn hay gặp.
3. Phục hồi chức năng sau gãy xương đòn
Tập các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh khi bị gãy xương đòn dần khôi phục lại được sức mạnh vận động của vai và tay. Thường thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh tập các bài tập tại nhà hoặc đề nghị bệnh nhân bị gãy xương đòn nặng tập tại phòng tập với chuyên gia vật lý trị liệu.
Đầu tiên, người bệnh sẽ tập các bài tập vật lý trị nhẹ nhàng. Sau đó mới tiến hành tăng cường độ các bài tập lên dần theo diễn biến của quá trình lành xương đòn. Tập các bài tập vật lý trị liệu là một yếu tố rất quan trọng để bệnh nhân trở lại công việc và hoạt động thường ngày như trước khi chưa bị gãy xương.
Biến chứng gãy xương đòn là thường hay bị di lệch, đoạn xương bị gãy sẽ trồi lên cao, kéo các cơ căng ra. Gây sưng tấy, đau nhức ở vùng xương bị gãy. Vì thế khi có triệu chứng gãy xương đòn, bạn nên đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp tránh những biến chứng có hại đối với sức khỏe của bản thân mình.