Viêm phổi là một trong những bệnh về đường hô hấp dưới nguy hiểm, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm thiểu các triệu chứng. Dưới đây là một số gợi ý về bị viêm phổi nên ăn gì, các nhóm thực phẩm và chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ cho những người đang mắc căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu về bệnh viêm phổi
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi là do nhiễm vi khuẩn, virus, dẫn đến các túi khí trong phổi bị sưng viêm và lấp đầy chất nhầy. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, sốt và đau ngực. Đây cũng có một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Vậy nên hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh có thể giúp ích lớn trong việc phòng tránh và điều trị hiệu quả.
2. Bị viêm phổi nên ăn gì – Gợi ý về thực phẩm khuyên dùng cho người bệnh
2.1 Viêm phổi nên ăn gì – Thực phẩm giàu protein
Viêm phổi thường đi kèm với sút cân và mất cơ bắp. Do đó việc tiêu thụ đủ lượng protein là rất quan trọng để hỗ trợ sự phục hồi. Nên lựa chọn thực phẩm như thịt gà, cá, trứng, đậu, hạt và sữa chua để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể.
2.2 Rau xanh và hoa quả
Rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm. Vậy nên người bệnh nên ăn, tăng cường sử dụng rau xanh như cải bắp, cải xoong, cà chua và các loại hoa quả như dâu, cam, quýt…
2.3 Viêm phổi nên ăn gì – Các loại hạt
Các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lanh, đậu phộng… chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin E giúp giảm viêm và bảo vệ phổi khỏi tổn thương.
2.4 Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai chứa nhiều canxi và protein giúp tăng cường sức đề kháng và sự hồi phục sức khỏe của người bệnh.
2.5 Nước
Việc duy trì cơ thể đủ nước là rất quan trọng đối với việc phục hồi ở người bệnh viêm phổi. Hãy nhớ uống đủ nước hàng ngày và tránh các đồ uống có chứa cafein.
3. Những thực phẩm nên hạn chế đối với người bị viêm phổi
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, để giảm nguy cơ gia tăng triệu chứng của viêm phổi, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có thể gây kích thích hoặc làm tăng viêm.
3.1 Bị viêm phổi không nên ăn gì – Thực phẩm nhiều đường
Các thực phẩm có hàm lượng đường cao như đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt và các sản phẩm có đường khác nên được hạn chế. Việc tiêu thị đường có thể gây ra sự kích thích và làm tăng nguy cơ viêm.
3.2 Thực phẩm chứa cholesterol cao
Thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ, các loại phô mai chứa nhiều chất béo bão hòa có thể góp phần làm tăng huyết áp, viêm, do nên nên hạn chế tiêu thụ.
3.3 Thực phẩm chứa chất kích thích
Cafein có thể làm tăng nhịp tim và làm khó thở hơn ở người bệnh viêm phổi. Do đó, cần hạn chế tiêu thụ các thức uống có chứa cafein như cà phê, trà và nước ngọt có gas.
3.4 Thực phẩm chứa chất bảo quản và chất phụ gia
Các thực phẩm chứa chất bảo quản và chất phụ gia có thể gây kích ứng đường hô hấp và làm tăng viêm. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh có thể giúp giảm triệu chứng.
4. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị người mắc viêm phổi
Ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh mắc viêm phổi có thể thực hiện một số biện pháp khác để giúp nhanh chóng hồi phục.
– Nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách, tránh hoạt động, vận động quá sức.
– Duy trì cơ thể đủ nước là cực kỳ quan trọng giúp làm mềm đờm và giảm cảm giác khó thở.
– Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ bao gồm việc sử dụng thuốc đúng liều và đúng cách.
– Nếu có thể hãy tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như hút thuốc, khói bụi, hoặc hóa chất có thể gây kích thích đường hô hấp.
…
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc quản lý và chữa trị viêm phổi. Bằng cách chọn lựa các thực phẩm phù hợp và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể, tăng cường sức đề kháng trước những yếu tố viêm nhiễm tấn công. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng, những điều cần chú ý hoặc thay đổi trong chế độ ăn uống và phương pháp điều trị, và cách phối hợp và tuân thủ sao cho đạt hiệu quả cao nhất.