Viêm phổi ở người lớn và cách điều trị, phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ

Bệnh viêm phổi ở người lớn là bệnh hô hấp phổ biến đối với mọi lứa tuổi, trong đó những biểu hiện của bệnh khá tương đồng với cảm cúm thông thường khiến nhiều người chủ quan. Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó, người bệnh cần nhận diện sớm bệnh và khắc phục tình trạng này.

1. Khái niệm và dấu hiệu nhận biết viêm phổi đối với người lớn

1.1 Tìm hiểu cách nhận diện bệnh viêm phổi ở người lớn

Tương tự như nhiều bệnh hô hấp, viêm phổi cũng gây ra bởi nhiễm khuẩn dẫn tới co thắt đường thở và tăng tiết dịch. Khi viêm phổi xảy ra ở người lớn có thể khiến các phế nang ở phổi viêm và chứa nhiều dịch nhầy làm giảm thông khí phế nang và giảm cung cấp oxy tới cơ quan khác.

Khó thở là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh viêm phổi nhưng cũng đi kèm một số triệu chứng nổi bật như:

– Thường xuyên đau tức ngực hay đau nhói khi thở mạnh hoặc ho

– Khó thở, thở khò khè, nhịp thở nông, thở mạnh

Viêm phổi ở người lớn

Khó thở, thở khò khè là dấu hiệu bệnh viêm phổi điển hình

– Có thể bị sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi

– Da chân tay lạnh, người xanh xao.

Những triệu chứng này có thể diễn biến trong 1 đến 2 tuần(viêm phổi cấp tính) nhưng có thể thường xuyên tái phát, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt(viêm phổi mạn tính).

1.2 Những biến chứng có thể gặp phải đối với viêm phổi ở người lớn

Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng như:

– Suy hô hấp: do giảm thông khí vào phế nang khiến nguồn khí oxy tới các cơ quan giảm mạnh dẫn tới suy hô hấp, hôn mê, chết não…

– Nhiễm khuẩn huyết: nhiễm khuẩn ở phổi có thể lây lan đến cơ quan khác thông qua đường máu dẫn tới suy đa tạng, tử vong…

– Tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi: bệnh gây tăng tiết dịch hô hấp và có thể tràn đến phổi khiến tràn khí/dịch khiến nghiêm trọng thêm tình trạng suy hô hấp.

– Xơ hóa hoặc thay đổi cấu trúc phổi cùng phế quản: viêm phổi kéo dài khiến mô xơ hình thành trong phế nang làm giảm thông khí phế nang, ảnh hưởng tới hoạt động hô hấp của cơ thể, giảm giãn nở phổi… dẫn tới viêm phổi/ viêm hô hấp mạn tính.

2. Những nguyên nhân hình thành và phát triển bệnh viêm phổi

Virus và vi khuẩn từ môi trường ngoài có thể dẫn tới bệnh viêm phổi trầm trọng hơn. Trong đó những nguyên nhân gây viêm phổi phổ biến gồm:

– Do vi khuẩn: đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Do virus: cũng là một trong số những nguyên nhân phổ biến, những triệu chứng thường nặng hơn lúc ban đầu rồi sau đó giảm dần.

– Do nấm: đây là bệnh viêm phổi thường xảy ra với những người có sức khỏe yếu hoặc đề kháng kém, làm việc trong môi trường ẩm mốc.

– Những tác nhân khác: thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, những đối tượng có nguy cơ mắc viêm phổi cao bao gồm:

– Người cần thở máy hay nằm viện thời gian dài khiến vi khuẩn có thể xâm nhập

– Người mắc bệnh hô hấp mạn tính: viêm phế quản, phổi tắc nghẽn… khiến đường thở bị xơ hóa và dễ kích thích bởi những tác nhân lạ từ môi trường dẫn tới viêm phổi

– Người hút thuốc lá thường xuyên hoặc hít phải khí độc hại trong thời gian dài dẫn tới ảnh hưởng tới niêm mạc đường thở gây viêm phổi, viêm phế quản…

Nguy cơ bệnh viêm phổi ở người lớn

Người hút thuốc lá thường xuyên hoặc hít phải khí độc hại trong thời gian dài dẫn tới ảnh hưởng tới niêm mạc đường thở gây viêm phổi

3. Phác đồ điều trị bệnh viêm phổi đối với người lớn

Bệnh viêm phổi có thể tự điều trị tại nhà nếu như tìm được phác đồ thích hợp. Người bệnh cần tuân thủ chế độ chăm sóc và dùng thuốc điều trị bệnh để có được hiệu quả cao nhất. Những phương pháp điều trị viêm phổi hiện nay gồm:

Điều trị viêm phổi với thuốc

– Thuốc từ nguyên nhân bệnh: nhóm thuốc kháng sinh(điều trị vi khuẩn), cần gặp bác sĩ để xác định cụ thể loại virus và dùng kháng sinh phù hợp.

– Thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng: nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, nhóm thuốc bù nước điện giải, nhóm thuốc long đờm tiêu đờm… sẽ được kê theo từng tình trạng bệnh khác nhau để giảm triệu chứng và nhanh hồi phục.

Chăm sóc cơ thể để viêm phổi nhanh hồi phục

– Vệ sinh nơi sống, sinh hoạt: loại bỏ bụi bẩn và virus gây bệnh để nhanh phục hồi và tránh bệnh tái phát

– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh khiến bệnh trầm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe

– Uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm ho bởi viêm phổi

– Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để chống oxy hóa và tăng cường chức năng phổi, kháng viêm hiệu quả(cà chua, củ cải, bí ngô, ngũ cốc, rau xanh…)

– Thở đúng cách: hít sâu bằng mũi và thở ra hết cỡ bằng miệng để loại bỏ cặn phổi, tăng thông khí và bảo vệ hô hấp.

Lưu ý đến những dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện điều trị và theo dõi

Khi thấy những dấu hiệu sau đây chứng tỏ triệu chứng viêm phổi đang trở nặng hoặc có thể nguy hiểm hơn, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được chăm sóc và điều trị đúng cách:

Khám bệnh viêm phổi ở người lớn

Khi thấy những dấu hiệu hô hấp bất thường hoặc trở nặng, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được theo dõi và thăm khám

– Khó thở nghiêm trọng, không kiểm soát được nhịp thở, đau tức ngực và hụt hơi

– Người và da mặt xanh tái, SPO2 giảm còn dưới 92%

– Trống ngực dồn dập, tim đập nhanh và tay chân run rẩy

– Cơ thể mệt mỏi, bị nôn mửa hoặc sút cân liên tục

– Tinh thần thiếu tỉnh táo, có thể mê man hoặc thậm chí mất ý thức.

Bệnh nhân không nên chủ quan tự điều trị ở nhà khi thấy những dấu hiệu trên bởi có thể dẫn tới những ảnh hưởng và nguy hiểm khó lường. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những điều quan trọng cần biết về bệnh viêm phổi ở người lớn giúp người bệnh nhận dạng, điều trị và phòng ngừa sớm tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với những dấu hiệu hô hấp bất thường mà hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital