Não được chia làm 2 bán cầu là bán cầu não trái và bán cầu não phải. Trong đó bán cầu não phải kiểm soát các chức năng như: sáng tạo, cảm xúc, lý luận,… Tình trạng nhồi máu não bán cầu phải có thể gây ảnh hưởng lớn đến các chức năng này, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chức năng của bán cầu não phải
Bộ não của con người được chia thành 2 bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái. Mỗi bên lại đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Theo đó, bán cầu não bên phải là trung tâm chi phối các chức năng như:
– Nhận biết khuôn mặt
– Tưởng tượng, phán đoán các yếu tố như độ sâu, kích cỡ, khoảng cách, vị trí không gian
– Ghi nhận hình ảnh, cảm nhận thẩm mỹ
– Ước lượng sơ bộ và so sánh các thông tin toán học
– Nhận thức thông qua thị giác, thính giác, xúc giác
– Cảm thụ về âm nhạc
– Khả năng lãnh đạo
2. Thế nào là nhồi máu não bán cầu phải và hậu quả là gì?
2.1 Nhồi máu não bán cầu phải là gì?
Đột quỵ não thường có 2 loại là: đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não cục bộ) xảy ra do cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch trong não và đột quỵ xuất huyết não (đột quỵ chảy máu não) do mạch máu trong não bị vỡ ra và gây chảy máu.
Đột quỵ ở bán cầu não phải cũng có thể tồn tại ở một trong hai thể này. Trong đó, nhồi máu não bán cầu phải là tình trạng xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn các động mạch ở phần não bên phải, gây ra các triệu chứng như: đau đầu, mặt xệ, miệng méo, tay chân tê yếu, tê liệt nửa người trái và khó nói,…
Khi cơn đột quỵ xảy ra, lưu lượng máu lên não sẽ giảm khiến cho các tế bào não bị thiếu oxy và chết đi nhanh chóng. Bệnh nhân gặp phải biến cố này cần được cấp cứu ngay để máu lưu thông bình thường trở lại, tránh gây những ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại di chứng nghiêm trọng.
2.2 Nhồi máu não bán cầu phải để lại những di chứng gì?
– Giảm khả năng vận động của phần bên trái cơ thể
Bán cầu não trái kiểm soát các hoạt động của phần cơ thể bên trái. Chính vì vậy, khi đột quỵ xảy ra ở bán cầu não phải thì người bệnh có thể bị suy giảm chức năng vận động ở bên trái của cơ thể. Cụ thể, bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động, di chuyển chân, cánh tay hoặc bàn tay trái của mình.
– Suy giảm nhận thức
Đột quỵ khiến máu không được cung cấp đầy đủ cho não, gây suy giảm nhận thức nghiêm trọng. Một số nghiên cứu cho thấy, những người bị đột quỵ xảy ra ở bán cầu não phải có thể mất khả năng chú ý đến môi trường phía bên trái của họ. Tình trạng này được gọi là hemineglect (hội chứng thờ ơ nửa người). Đây là một trong những hội chứng nguy hiểm nhất trong lâm sàng thần kinh.
Không ít trường hợp bệnh nhân đột quỵ bán cầu não phải từ chối, không muốn chấp nhận tình trạng khiếm khuyết của mình do khả năng nhận thức của họ bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng của người bệnh.
– Gặp khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt của người khác
Đột quỵ bán cầu não phải có thể khiến một số bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt người thân, bạn bè. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tổn thương con quay fusiform ở bán cầu não phải – cơ quan đảm nhận chức năng nhận diện.
– Mất thị lực bên phải
Sau một cơn đột quỵ ở hai bán cầu não, người bệnh thường gặp vấn đề tầm nhìn. Bởi lúc này, vỏ não thị giác của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí người bệnh có thể bị mù ở bên trái (hemianopia).
– Cảm xúc không ổn định
Người bệnh đột quỵ bán cầu não phải có thể không kiểm soát được cảm xúc, dễ bộc phát các hành vi không ổn định, chẳng hạn như lúc cười, lúc khóc. Bệnh nhân có thể cười vì một chuyện buồn hoặc cười khi không có điều gì hài hước.
Theo các nghiên cứu, tình trạng này này có thể xảy ra ở khoảng một nửa số bệnh nhân sau đột quỵ và không liên quan đến các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm sau đột quỵ.
3. Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ như thế nào?
Bởi khi bị đột quỵ, các khả năng ghi nhớ, giao tiếp và thể chất của bệnh nhân đều có thể bị ảnh hưởng. Vì vây, việc chăm sóc người bị đột quỵ thường là thử thách lớn.
Để điều trị cho bệnh nhân đột quỵ bán cầu não phải, người nhà cần lựa chọn cơ sở phục hồi chức năng phù hợp, phối hợp các dịch vụ chăm sóc tại nhà. Người nhà cần trao đổi kỹ với các bác sĩ và nhân viên phục hồi chức năng về những tiến triển của quá trình này.
Trầm cảm là tình trạng xảy ra thường xuyên ở những người bệnh sau cơn tai biến. Người chăm sóc bệnh nhân cần biết được điều này để chuẩn bị tâm lý đối phó với tình trạng này. Nên tìm đến sự trợ giúp của cộng đồng và các chuyên gia y tế để giúp bệnh nhân một cách tốt nhất, tránh cho bản thân mình rơi vào căng thẳng mệt mỏi.
Quá trình phục hồi chức năng thường lâu dài, người bệnh thường tiến triển chậm chạp và đôi khi thất thường. Vì vậy người chăm sóc không nên nản lòng. Hãy cố gắng tập trung vào khả năng, sự chuyển biến tích cực của bệnh nhân thay vì những hạn chế của họ. Khuyến khích người bệnh mỗi khi có tiến bộ dù rất nhỏ sẽ khiến họ có thêm niềm tin và sớm khỏi bệnh.
Ngoài thời gian này, người chăm sóc cũng cần cố gắng chú ý tới sức khỏe của bản thân tránh để kiệt sức. Hãy cố gắng ngủ đủ, ăn uống lành mạnh, tập luyện khi có thể để sớm phục hồi sức khỏe.