Ở một số trường hợp, để điều trị các bệnh lý về răng miệng hoặc xử lý các vấn đề khác, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định nhổ răng số 6 hàm dưới. Tuy nhiên, điều này khiến không ít khách hàng lo lắng việc nhổ răng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy trong trường hợp này thì chúng ta có nên nhổ răng hay không, nhổ răng có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vị trí và chức năng của răng số 6 hàm dưới
Răng số 6 có thể nói là răng hàm lớn nhất, nằm ở vị trí thứ 6 kể từ răng cửa và vị trí thứ 3 từ cung hàm trở đi. Nếu xét từ vị trí răng cửa, răng số 6 nằm ở giữa răng hàm nhỏ số 5 và răng hàm lớn số 7. Răng số 6 thường mọc trong khoảng thời gian kể từ 6 đến 7 tuổi.
Khác với những chiếc răng khác mọc trên cung hàm, răng số 6 không cần phải trải qua quá trình thay răng sữa mà chỉ cần mọc một lần duy nhất trong đời. Thông thường, đối với người trưởng thành sẽ có khoảng 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng 6 chia đều ở hàm trên và hàm dưới.
Về chức năng, răng số 6 đảm nhiệm chức năng chính đó là nghiền nát thức ăn trên cung hàm. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ gián tiếp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, vị trí mọc của răng hàm số 6 cũng quyết định trực tiếp đến cấu trúc khớp cắn. Ví dụ, trường hợp răng 6 mọc lệch dẫn đến sai khớp cắn, các răng khác mọc chen chúc, lệch lạc.
Xét về đặc điểm, Răng 6 có thân răng và chân răng lớn, bao gồm diện tích mặt ăn nhai rộng, đồng thời nằm ở vị trí khá khuất trên cung hàm nên thường khó vệ sinh hơn so với các răng khác. Ngoài ra, nếu xét đến tổ chức thì răng 6 cũng bao quanh khá nhiều dây chằng cũng như mạch máu.
Với những đặc điểm như trên, có thể thấy răng số 6 có nguy cơ sâu răng rất cao do nằm ở vị trí đặc biệt nên thường rất khó vệ sinh. Ngoài ra, nếu như chăm sóc răng miệng không đúng cách thì nguy cơ gặp bệnh lý như viêm tủy răng, viêm chân răng… là rất lớn.
2. Trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng số 6 hàm dưới?
Mặc dù răng 6 là răng đóng vai trò quan trọng trên cung hàm, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì răng mọc ở vị trí khá khuất, khó vệ sinh nên nguy cơ sâu răng là rất lớn. Về lâu dài, bạn sẽ dễ bị đau nhức răng, suy giảm ăn uống cũng như nhiều vấn đề răng miệng khác.
Thông thường, với những chiếc răng vĩnh viễn bị sâu thì bác sĩ sẽ ưu tiên phương án bảo tồn răng tối đa. Với răng số 6 cũng vậy, nếu răng sâu ở giai đoạn mới chớm hoặc sâu răng vào tủy trong phạm vi vẫn có thể can thiệp được thì bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp thay thế như lấy tủy răng hoặc trám răng.
Ngược lại, ở những trường hợp sâu quá nghiêm trọng thì lúc này bắt buộc phải chỉ định nhổ răng nhằm tránh vi khuẩn lây lan rộng hơn sang các răng kế cận hoặc mô nướu gây viêm nhiễm. Dưới đây là một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng 6 hàm dưới bao gồm:
– Răng 6 hàm dưới bị tổn thương, vỡ mẻ nặng, gây xâm lấn nghiêm trọng đến cấu trúc răng. Răng không đủ khả năng đảm nhiệm chức năng ăn nhai đồng thời không thể phục hình bằng các phương pháp nha khoa khác.
– Răng 6 bị sâu nặng, có nguy cơ lây lan bệnh lý sang các răng khỏe mạnh kế cận.
– Răng 6 mọc ngầm, mọc lệch, chen chúc gây mất thẩm mỹ, đồng thời cũng không đảm bảo được chức năng ăn nhai.
– Răng 6 bị viêm nhiễm quá mức.
3. Nhổ răng 6 hàm dưới có nguy hiểm không, có đau không?
Trên thực tế, nhổ răng luôn là nỗi hoang mang của không ít người, đặc biệt là đối với những răng hàm quan trọng như răng số 6.
Với thắc mắc nhổ răng 6 hàm dưới nguy hiểm không, về cơ bản, răng 6 nằm ở vị trí khá khó tiếp cận nên quá trình nhổ có thể sẽ gặp khó khăn hơn so với những răng khác. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi đây là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa và hoàn toàn không gây nguy hiểm nếu như bạn lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn, thực hiện nhổ răng đúng kỹ thuật.
Trái lại, đối với những trường hợp nhổ răng không đảm bảo kỹ thuật, nguy cơ xảy ra các biến chứng như: Chảy nhiều máu, khó cầm máu, nhiễm trùng sau nhổ răng, đau nhức dữ dội… là rất cao.
Về vấn đề đau sau khi nhổ răng, do răng 6 là răng hàm nên thường có kích thước lớn, chân răng ăn sâu và nằm chắc chắn ở trong xương hàm, do đó, sau khi nhổ răng, bạn có cảm giác đôi chút đau nhức. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi vấn đề này sẽ được hạn chế tối đa nhờ thuốc tê mà bác sĩ tiêm cho bạn trước khi thực hiện.
4. Một số lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng 6 hàm dưới
Thông thường, sau khi nhổ răng 6 hàm dưới, bạn sẽ mất khoảng từ 5 đến 7 ngày để vết thương lành lại. Thực hiện một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến độ hồi phục:
– Sau khi nhổ răng xong, bạn có thể áp túi chườm đá vào má để giảm sưng, giảm đau.
– Cắn bông gạc để giảm hiện tượng chảy máu, thay bông khoảng 30 đến 45 phút/lần đến khi máu ngừng chảy.
– Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau của bác sĩ.
– Không nên ăn đồ ăn quá cứng và dai tác động không tốt đến vết thương, thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt.
Nhìn chung, quy trình nhổ răng số 6 hàm dưới có đảm bảo an toàn, hiệu quả không phụ thuộc phần lớn vào cơ sở bạn lựa chọn. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng để lựa chọn địa chỉ nhổ răng, uy tín, tin cậy để đảm bảo sức khỏe cho bản thân bạn nhé!
– Khách hàng an tâm tuyệt đối với quy trình nhổ răng tại Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI:
– Đích thân đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành trực tiếp thực hiện phẫu thuật nhổ răng
– Công nghệ nhổ răng hiện đại, tân tiến, nhổ răng nhanh chóng, ít đau đớn, ít chảy máu và đặc biệt cam kết không gây biến chứng
– Dụng cụ nha khoa được vô trùng cẩn thận, hệ thống phòng nha vô khuẩn 1 chiều đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng
– Điều dưỡng thân thiện, nhiệt tình, chu đáo, hỗ trợ khách hàng 24/24
– Không gian thăm khám rộng lớn, tiện nghi và hiện đại, cho khách hàng trải nghiệm thoải mái nhất