Thiếu máu não thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi, nhưng ngày nay bệnh thiếu máu não đang có xu hướng gia tăng ở giới trẻ, đặc biệt là người lao động trí óc, căng thẳng, stress. Đây được coi là bệnh lý “tiền đột quỵ”, dễ gây tai biến và tử vong. Tham khảo bài viết để nhận biết thiếu máu não và cách chữa trị hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Menu xem nhanh:
1. Nhận diện thiếu máu não qua các dấu hiệu sau
1.1 Đau đầu
Biểu hiện đau đầu thường xuyên là triệu chứng sớm nhất và dễ nhận diện nhất của bệnh thiếu máu não. Cơn đau đầu khởi phát thường xuất hiện ở một vị trí cố định, sau đó đau nhói và có cảm giác giật lên từng cơn. Càng về sau, diện tích đau càng lan rộng và mức độ đau tăng lên, cơn đau nặng hơn khi người bệnh suy nghĩ hoặc làm việc căng thẳng.
1.2 Chóng mặt
Triệu chứng này rất hay bị nhầm với chóng mặt do rối loạn tiền đình hoặc chóng mặt do cúm,… Tuy nhiên, chóng mặt do thiếu máu não lại thường diễn ra một lúc (trong thời gian ngắn) sau đó nhanh chóng biến mất và người bệnh dễ té ngã nhất là khi đang làm việc hoặc tham gia giao thông. Chóng mặt do thiếu máu não còn đi kèm theo nhiều vấn đề khác như ù tai, giảm thị lực,…
1.4 Rối loạn thị giác
Hoa mắt, giảm thị lực là những dấu hiệu sớm do ảnh hưởng của thiếu máu não mà người bệnh gặp phải.
1.5 Rối loạn thính giác
Khả năng nghe của người bệnh thiếu máu não sẽ sụt giảm nghiêm trọng do bị ù tai kéo dài (cảm giác như ve kêu trong tai).
1.6 Rối loạn vận động
Người bệnh hay cảm thấy tê bì, nhức mỏi tay chân, yếu tay chân, đau nhức mỏi cơ nhất là ở cổ và gáy.
2. Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Thiếu máu não là căn bệnh nguy hiểm và là “hung thủ” gây tử vong đứng thứ 3 thế giới chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư.
Thiếu máu não kéo dài gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm như sau:
– Đột quỵ
– Xuất huyết não
– Suy giảm khả năng tư duy
– Suy giảm trí nhớ,…
3. Nguyên nhân gây thiếu máu não
Nguyên nhân chính gây tình trạng thiếu máu não là do lượng oxy, máu và các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng não không được cung cấp đầy đủ. Điều này dẫn tới hệ thần kinh trung ương bị đình trệ.
3.1 Một số bệnh lý gây thiếu máu não
– Máu đông (huyết khối)
– Co mạch máu
– Dị tật bẩm sinh (dị dạng mạch máu),…
3.2 Một số thói quen gây thiếu máu não thường gặp
– Kê gối khi ngủ quá cao
– Sử dụng máy tính trong thời gian dài
– Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo và dầu mỡ
– Sử dụng điện thoại quá nhiều
– Ít vận động
4. Thiếu máu não và cách chữa trị
4.1 Thiếu máu não và cách chữa trị hiệu quả bằng thuốc
Một số thuốc được sử dụng để hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu lên não như Piracetam, Cinnarizin, Cerebrolysin, …
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tình hình thực tế sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Việc sử dụng thuốc phù hợp để cải thiện thiếu máu não, cách chữa trị này bạn cần lưu ý: nên tuyệt đối tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng thuốc khi không đánh giá đúng tình trạng bệnh, cũng như nguyên nhân gây ra bệnh chỉ có tác dụng tạm thời, về lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như: phụ thuộc vào thuốc, không “tiêu diệt” được nguyên nhân, tốn kém chi phí, kéo dài thời gian điều trị, bệnh dai dẳng khó điều trị, dễ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
4.2 Thiếu máu não và cách chữa trị bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não. Trong một số trường hợp người bệnh nếu thiếu máu nhẹ, có thể chưa cần sử dụng thuốc ngay mà việc thay đổi chế độ ăn, uống sao cho phù hợp, cùng với chế độ tập luyện vừa sức sẽ giúp quá trình lưu thông máu lên não được tốt hơn.
Một số thực phẩm người bị thiếu máu lên não nên bổ sung như: đạm (có trong thịt bò, thịt vịt, thịt heo,…), canxi, magie, vitamin có trong rau, củ như: rau cần, rau cải xanh, xúp lơ, rau dền đỏ,…
Không nên uống các đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cafe,…
4.3 Thiếu máu não – cách chữa trị bằng tập luyện
Bên cạnh chế độ ăn, uống, thì tập luyện là một yếu tố quan trọng sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não và điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Bạn nên lựa chọn các bài tập vừa sức như yoga, chạy bộ, đi bộ, bơi lội,… Người bị thiếu máu não hạn chế các bài tập luyện mạnh, quá sức.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số kiến thức hữu ích về bệnh thiếu máu não, cách chữa trị khi mắc phải căn bệnh này. Nếu bạn đang có thắc mắc hay còn đang băn khoăn về căn bệnh thiếu máu não, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất và đặt lịch thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa.