Bệnh glocom (thiên đầu thống) ảnh hưởng lớn tới thị lực của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng glocom đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ có thể xác định bệnh và và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tìm hiểu ngay!
Menu xem nhanh:
1. Glocom là gì?
Tình trạng thương tổn thị trường, lõm teo đĩa thị do tăng nhãn áp được gọi là glocom (thiên đầu thống). Đây là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý đầu dây thần kinh thị giác, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe thị lực của người bệnh.
Ở trạng thái bình thường và khỏe mạnh, mắt có dạng quả cầu với đường kính 2cm. Trong mắt chứa một dung dịch nước đặc biệt có vai trò nuôi dưỡng cơ quan trong mắt, gọi là thủy dịch. Thủy dịch không thể thỏa ra khỏi mắt do bị bít tắc, ứ đọng khiến áp suất trong mắt tăng cao và hình thành tăng nhãn áp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong các nguyên nhân gây mù lòa, glocom là bệnh lý đứng vị trí thứ 3 với tỉ lệ 4%, sau bệnh đục thủy tinh thể và bệnh bán phần sau. Hiện nay, ở Việt Nam có tới hơn 24 nghìn người bị mù do thiên đầu thống gây ra.
2. Triệu chứng glocom
Glocom là bệnh lý nhãn khoa phức tạp do có rất nhiều hình thái với những cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng khác nhau. Triệu chứng glocom cũng khác nhau tùy thuộc vào thể bệnh mà mọi người gặp phải như:
2.1. Glocom góc đóng cơn cấp
Khi mắc glocom góc đóng đơn cấp, người bệnh có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu như:
– Đau nhức mắt dữ dội
– Mắt đỏ
– Mi mắt sưng nề
– Chảy nước mắt
– Sợ ánh sáng
– Nhìn mờ, có quầng xanh đỏ
– Kết mạc cương tụ rìa mạnh
– Giác mạc phù nề
– Tiền phòng nông, không trong
– Đồng tử giãn méo
– Đồng tử mất phản xạ
– Bờ đồng tử mất viền sắc tố
– Mống mắt cương tụ
– Thể thủy tinh đục
– Rạn bao thể thủy tinh
– Dịch kính phù nề
– Nhãn cầu căng cứng…
2.2. Glocom góc đóng bán cấp
Triệu chứng glocom góc đóng bán cấp thường thấy có thể kể đến là:
– Đau nhức mắt, nhức đầu
– Nhìn mờ
– Kết mạc cương tụ nhẹ
– Giác mạc phù nề nhẹ
– Tiền phòng nông
– Đồng tử giãn méo
– Mống mắt có đám thoái hóa
– Mất viền sắc tố bờ đồng tử mắt
– Thể thủy tinh phù nhẹ
– Lõm teo đĩa thị giác…
2.3. Glocom góc đóng mạn tính
Tình trạng này thường ít gặp và rất ít triệu chứng để nhận biết. Người mắc bệnh thường chỉ gặp phải tình trạng đau nhức nhẹ ở vùng mắt, thị lực giảm. Đa phần người bệnh chỉ phát hiện và đi khám khi bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, thị lực giảm nặng hoặc mất hoàn toàn.
2.4. Glocom góc mở
Bệnh thường xuất hiện âm thầm, tiến triển từ từ, mạn tính với các biểu hiện gần như không rõ ràng:
– Thị lực giảm
– Cảm giác nặng mắt
– Nhìn mờ
– Có quầng xanh đỏ…
Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện bất chợt, nhẹ nhàng khiến người bệnh thường chủ quan.
Bệnh có thể thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí là mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do vậy, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu kể trên, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
3. Nguyên tắc điều trị
3.1. Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh không chỉ thông qua các triệu chứng glocom mà còn phải dựa trên các kỹ thuật kiểm tra thị lực, đo nhãn áp, khám thị trường, soi đáy mắt… để phát hiện tổn thương đặc hiệu của bệnh. Những người mắc huyết áp cao, đái tháo đường thường có nguy cơ bị glocom cao hơn so với người bình thường. Thăm khám nhãn khoa thường xuyên hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường là cách tốt nhất để bác sĩ có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
3.2. Biện pháp điều trị
Bệnh không thể điều trị dứt điểm hoặc điều trị khỏi hoàn toàn. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào thể bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Nguyên tắc chung để điều trị bệnh chính là ổn định nhãn áp để giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh thị giác.
Thông thường, bác sĩ sẽ hạ nhãn áp cho người bệnh bằng việc sử dụng thuốc laser hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Thuốc và laser có tác dụng thay đổi hệ thống bài tiết, lưu thông thủy dịch ở trong mắt. Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc tạo đường lưu thông ở giữa tiền phòng và khoang dưới kết mạc giúp tăng lưu lượng thoát thủy dịch.
Mục đích điều trị glocom là ngăn chặn bệnh tiếp tục tiến triển gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Sau điều trị, người bệnh nên đi kiểm tra mắt, theo dõi nhãn áp thường xuyên trong khoảng 3-6 tháng/lần. Điều trị glocom vô cùng phức tạp nên người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
Thăm khám sức khỏe nhãn khoa thường xuyên để nhận biết sớm triệu chứng glocom và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mắt luôn được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn, điều trị đúng cách.