Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng, triệu chứng, cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Việt Nam là nước có tỉ lệ người bị loét dạ dày tá tràng rất cao. Theo ước tính có tới 70% dân số mắc và có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng do đâu mà nước ta lại có số lượng người bị bệnh cao đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân, triệu chứng,…

1. Loét dạ dày tá tràng là gì?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân loét dạ dày tá tràng chúng ta cần tìm hiểu khái quát về bệnh lý này. Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc của hai bộ phận này bị tổn thương. Xuất hiện các vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc. Người bệnh thường thấy xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tùy loét dạ dày tá tràng không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc bệnh.

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến

2. Các nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng rất đa dạng và bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bệnh xảy ra khi các yếu tố bảo vệ và phá hủy bị mất cân bằng.

– Yếu tố phá hủy gồm: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, thuốc nhóm NSAIDs, acid, pepsin,…Các yếu tố này làm thay đổi khả năng bảo vệ niêm mạc tế bào. Chúng cho phép các ion H+ khuếch tán ngược và làm tổn thương tế bào biểu mô.

– Các cơ chế bảo vệ gồm sự liên kết giữa chất nhầy, các tế bào của niêm mạc dạ dày, dòng máu đến dạ dày tá tràng,…

Do vậy nguyên nhân gây bệnh là các yếu tố sau:

2.1 Nhiễm vi khuẩn HP tên khoa học là Helicobacter Pylori

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập, sinh sống trong lớp nhầy ở dạ dày. Chúng tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc tế bào từ đó hình thành các ổ loét.

2.2 Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

Đôi khi nguyên nhân xuất phát từ chính thói quen của bệnh nhân. Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chua cay,…sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Thói quen bỏ bữa, ăn uống vội vàng, không nhai kỹ,…cũng ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày tá tràng.

2.3 Chế độ sinh hoạt không phù hợp

Nhiều người trẻ thường có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc. Thói quen này ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

2.4 Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Các hoạt chất trong thuốc làm tổn thương niêm mạc tá tràng dạ dày gây ra viêm loét.

2.5 Do bệnh lý

Một số bệnh lý như: Xơ gan, hạ đường huyết, tiểu đường,…cũng gây tác động ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra tinh thần căng thẳng, sợ hãi kéo dài cũng sẽ gây áp lực lên dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn HP là nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

3. Triệu chứng khi bị loét dạ dày tá tràng

– Đau bụng âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị: Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm loét dạ dày tá tràng. Cảm giác đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn nếu bị loét dạ dày. Cơn đau xuất hiện sau bữa ăn khoảng 2-3 tiếng nếu bị loét tá tràng. Cơn đau sẽ dữ dội hơn và ban đêm và gần sáng. Nguyên nhân do khi ngủ dạ dày vẫn hoạt động, co bóp và bài tiết dịch vị gây kích thích niêm mạc dạ dày.

– Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu do cơ thể không thể chuyển hóa hết các thức ăn. Nguyên nhân do thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ

– Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn, sau khi nôn sẽ có cảm giác dễ chịu hơn

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng

– Trường hợp bệnh nặng có thể thấy biểu hiện nôn hoặc đi ngoài ra phân đen hoặc có lẫn máu. Dấu hiệu này có thể diễn ra một lần duy nhất hoặc từng đợt trong nhiều ngày.

4. Các biện pháp điều trị bệnh

Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên nhân loét dạ dày tá tràng. Phác đồ điều trị ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

4.1 Điều trị bằng thuốc

Phác đồ điều trị ở người bị loét dạ dày tá tràng dương tính với khuẩn HP và âm tính sẽ khác nhau. Đối với người bị nhiễm khuẩn HP sẽ được kê thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc có tác dụng giảm tiết acid, nâng cao bảo vệ niêm mạc. Đơn thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau vì vậy không thể sử dụng chung đơn thuốc với người khác nếu bị bệnh. Bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp cụ thể.

4.2 Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình phục hồi của niêm mạc. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt theo khoa học.

4.2.1 Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Bệnh nhân cần bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc, có khả năng chữa lành vết loét, thực phẩm giảm tiết acid, rau quả chứa nhiều vitamin,…

Một số loại thực phẩm cụ thể cần thêm vào chế độ ăn hàng ngày: Các loại rau màu xanh đậm, màu đỏ, sữa chua, đậu bắp, chuối,…

Người bị viêm loét dạ dày cũng nên uống nước ép táo, hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong, trà thảo mộc, nước dừa,…

4.2.2 Chế độ sinh hoạt hợp lý

Trong xã hội hiện đại, mỗi người đều có nhiều áp lực về học hành, công việc vì vậy bạn nên tự cân đối thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Bạn nên hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ,…

Nếu có thời gian mọi người nên tranh thủ tập luyện ít nhất nửa tiếng mỗi ngày. Các bài thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể thúc đẩy trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng.

Luôn nhớ ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa hay ăn quá khuya sẽ gây áp lực lên dạ dày

5. Các biện pháp phòng ngừa loét dạ dày tá tràng

Tôn chỉ phòng bệnh hơn chữa bệnh áp dụng đúng với mọi trường hợp. Thay vì để tới khi có bệnh mới chữa thì chúng ta cần có các biện pháp phòng bệnh đúng cách.

– Hạn chế tối đa và tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thuộc nhóm NSAIDs khi chưa thực sự cần thiết

– Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc lá, các chất kích thích

– Giữ thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn lây lan

– Nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

– Bữa ăn nên được chia nhỏ, ăn thành nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày tá tràng

– Dù bận rộn nhưng bạn vẫn nên cố gắng ăn chậm, nhai kỹ để không gây đau dạ dày

– Thực phẩm nên được nấu chín kỹ, chế biến bằng cách hấp, luộc, thái nhỏ để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng

– Bạn nên tuyệt đối tránh các thực phẩm có khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây tăng acid dạ dày. Ví dụ: Đồ muối chua, trái cây có vị chua, đồ uống có cồn,…

Bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để phòng lây bệnh

Bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để phòng lây bệnh

Mong rằng sau khi hiểu rõ về nguyên nhân loét dạ dày tá tràng sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn cùng những người thân yêu sẽ giữ được hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital