Nguyên nhân gãy xương cánh tay và cách điều trị

Gãy xương cánh tay là một trong những loại gãy xương phổ biến dễ gặp phải. Do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy đối với loại gãy xương này triệu chứng điển hình là gì? Cách điều trị ra sao? cùng giải đáp thắc mắc nhé.

1. Nguyên nhân gãy xương cánh tay

– Cơ chế chấn thương trực tiếp xảy ra do vật cứng đập vào cánh tay hoặc tai nạn giao thông. Phần lớn những tai nạn này đều gây gãy phức tạp, gãy xương hở.

– Cơ chế chấn thương gián tiếp là do ngã chống tay, gãy chéo xoắn 1/3 giữa và 1/3 dưới.

Bên cạnh đó, tổn thương xương cánh tay còn xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như u xương, nang xương…

Nguyên nhân gãy xương cánh tay và cách điều trị

Cơ chế chấn thương gãy xương cánh tay xảy ra do vật cứng đập vào cánh tay hoặc tai nạn giao thông

2. Dấu hiệu phổ biến của tình trạng gãy xương cánh tay

Một số dấu hiệu phổ biến cho biết bạn đã gãy xương tay là:

– Đau phần cánh tay, đau dữ dội hơn khi cử động.

– Phát ra âm thanh ở cánh tay tại thời điểm bị thương.

– Sưng tấy.

– Bầm tím.

– Xuất hiện cục hoặc vết sưng nhìn thấy rõ ở cánh tay.

– Giảm khả năng và phạm vi chuyển động của người bệnh

Đối với các trường hợp gãy xương cánh tay, người bệnh cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nặng xảy ra. Nếu chủ quan để lâu khiến tình trạng tổn thương kéo dài, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục giải phẫu cánh tay.

3. Phân loại gãy xương cánh tay

Có thể phân loại các kiểu gãy cánh tay dựa vào vị trí đường gãy, cơ chế chấn thương, mức độ di lệch, gãy xương cánh tay thường được chia làm 4 loại:

– Gãy ngang

– Gãy chéo

– Gãy xoắn

– Gãy vụn

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân, theo đó mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Phân loại gãy xương cánh tay

Có thể phân loại các kiểu gãy xương cánh tay dựa vào vị trí đường gãy, cơ chế chấn thương, mức độ di lệch, gãy xương cánh tay

4. Biến chứng gãy xương cánh tay

–  Nhiễm trùng: Biến chứng này xảy ra ở các trường hợp gãy xương cánh tay vết thương hở, xương không liền. Một số trường hợp khác còn có biểu hiện nguy hiểm hơn, đó là xuất hiện các vết nhiễm trùng từ các mô chết của xương. Điều này nguyên nhân là do có sự sai sót quá trình rửa vết thương hay kháng sinh.

–  Liệt thần kinh quay: Biến chứng này thường xảy ra ở tình trạng gãy ngay hoặc chéo xương cánh tay. Từ đó khiến thần kinh quay cũng bị đứt ngang nên gây liệt thần kinh quay.

–  Ảnh hưởng lớn đến các mạch máu: Tình trạng này hiếm khi xảy ra, nhưng cũng có xuất hiện ở cả trường hợp vết thương kín hoặc hở. Để phục hồi cho biến chứng này có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật mạch máu, tiến hành phẫu thuật gân ở cánh tay, phục hồi dòng máu đông.

5. Chẩn đoán tình trạng gãy cánh tay

5.1. Chẩn đoán lâm sàng gãy xương cánh tay

Dấu hiệu gãy xương:

– Đau nhiều ở phần gãy sau chấn thương.

– Mất cơ năng khớp vai và khuỷu.

– Biến dạng gập góc cánh tay.

– Xuất hiện tiếng lạo xạo xương.

Dấu hiệu liệt thần kinh quay:

Với biến chứng này bác sĩ cần thăm khám kỹ để phát hiện: Bàn tay rủ, không duỗi được cổ tay cũng như các ngón tay, không giơ được ngón cái, mất cảm giác của ngón I, ngón II và ô môi ngón cái.

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng gãy xương cánh tay

Chụp X-quang:

– Người bệnh được chỉ định tư thế chụp X-quang thẳng và X-quang nghiêng.

– Khi chụp lấy hết khớp vai, khớp khuỷu tay ở 2 bình diện vuông góc với nhau.

– Kết quả X-quang cho nhận biết hình ảnh vị trí gãy, đường gãy, di lệch, mạch rời…

Chụp CT, MRI:

Đối với trường hợp gãy do bệnh lý, bác sĩ cần đánh giá thêm bằng phương pháp phim cắt lớp vi tính (CT Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác giới hạn của xương bệnh.

Chẩn đoán tình trạng gãy cánh tay

Việc xảy ra những chấn thương trong gãy xương cánh tay là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn chủ quan không điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng.

6. Cách điều trị khi bị gãy xương cánh tay

Việc xảy ra những chấn thương trong gãy cánh tay là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn chủ quan không điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng. Do vậy, ngay sau khi thấy xuất hiện các dấu hiệu gãy xương tay, bạn cần thăm khám sớm để được các bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp kịp thời:

Điều trị bảo tồn: Đây là cách điều trị áp dụng cho các trường hợp nhẹ bao gồm: Bó bột, băng tam giác, nẹp bột chữ U…

Điều trị phẫu thuật

Hiện nay có 2 phương pháp là phẫu thuật đó là cố định ngoài và mổ kết hợp xương nẹp vít.

– Phẫu thuật cố định ngoài: Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp được áp dụng với những trường hợp gãy kín và không di lệch.

– Mổ kết hợp xương nẹp vít: Phương pháp này được chỉ định áp dụng trong các trường hợp nặng hơn: trường hợp gãy hở, có xảy ra tổn thương mạch máu thần kinh,…

Tùy vào tình trạng gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh

7. Phòng ngừa tránh gãy xương cánh tay

– Chế độ ăn giàu canxi: mọi người nên ăn một chế độ ăn lành mạnh với những thực phẩm giàu canxi như các loại hạt, sữa chua, phô mai,… Đồng thời bổ sung thêm vitamin D bằng cách ăn các thực phẩm như cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng và hải sản để canxi được hấp thu tốt hơn.

– Tập luyện thể thao thường xuyên: việc này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, xương chắc khỏe, cơ thể dẻo dai và hạn chế tối đa được các chấn thương và nguy cơ gãy xương.

– Cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày: khi dọn dẹp nhà cửa đảm bảo sàn nhà không trơn, đủ ánh sáng để sinh hoạt và lắp thêm các tay vịn ở những nơi như cầu thang, nhà tắm để hạn chế tình trạng va đập, té ngã. Bên cạnh đó, hãy mang giày có độ ma sát tốt để hạn chế té ngã.

– Tuyệt đối không hút thuốc lá: hút thuốc lá sẽ làm giảm khối lượng xương từ đó làm xương yếu và dễ gãy hơn.

Phần lớn trường hợp gãy xương cánh tay nếu được điều trị sớm và đúng sẽ nhanh chóng hồi phục, không gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Do vậy người bệnh nên tới gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng gãy xương. Bên cạnh đó bạn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi bằng cách tuân thủ các phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra như vật lý trị liệu, chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital