Viêm thanh quản thường khiến cho giọng nói trở nên khản và cảm giác đau khi nói, gây nhiều khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm thanh quản? Bệnh có lây truyền không?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây viêm thanh quản
1.1. Viêm thanh quản do virus
Trong nhiều trường hợp, viêm thanh quản do virus có thể liên quan đến cảm lạnh hoặc cảm cúm. Các triệu chứng của viêm thanh quản do virus bao gồm: Đau họng, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ… Viêm thanh quản do virus có thể lây nhiễm qua không khí.
Chính vì vậy, đối với những người bị bệnh, hãy dùng tay che miệng khi nào ho hoặc hắt hơi để ngăn chặn virus truyền ra bầu không khí xung quanh. Nếu bạn bị viêm thanh quản do virus, không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giảm bớt một số triệu chứng.
1.2. Viêm thanh quản do vi khuẩn
Viêm thanh quản do vi khuẩn có thể sẽ gây truyền nhiễm, điều này còn phụ thuộc vào bạn có hít phải vi khuẩn hay không và sức đề kháng của bạn với các tác nhân gây bệnh như thế nào. Viêm thanh quản do vi khuẩn sẽ biểu hiện qua một số triệu chứng như: Đau trầm trọng ở cổ họng, khó nuốt, sốt, chảy nước mũi, đau đầu, áp lực trên mặt, đau tai hoặc sưng hạch ở cổ.
1.3. Viêm thanh quản do nấm
Đây là loại viêm thanh quản truyền nhiễm có thể truyền từ người sang người. Viêm thanh quản do nấm gây ra bởi các loại nấm gây hại cho cơ thể. Một trong những sinh vật phổ biến nhất được gọi là Candida albicans (thường sống trong cơ thể, nhưng một số trường hợp có thể phát triển quá mức. Nấm thường không gây ra nhiễm trùng nhưng trong trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể bị ức chế, chúng có thể thâm nhập vào máu và mô, ảnh hưởng đến thanh quản cũng như một số cơ quan khác.
Viêm thanh quản do nấm đặc trưng bởi triệu chứng như khản giọng, ho, đau họng, đau tai. Viêm thanh quản do nấm có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm như ketoconazole hoặc nystatin.
1.4. Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên viêm thanh quản nhưng không lây:
– Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh có thể gây sưng và viêm dây thanh âm.
– Viêm tuyến giáp
– Tê liệt hoặc đột quỵ
– Ho quá mức
– Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nghiêm trọng
– Tiếp xúc với khói thuốc hoặc hút thuốc
– Uống nhiều rượu.
Cách tốt nhất để điều trị viêm thanh quản là tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
2. Điều trị viêm thanh quản
Kháng sinh và chống viêm là những loại thuốc thông thường được các bác sỹ chỉ định trong điều trị bệnh viêm thanh quản. Trong trường hợp bệnh nhân có khối u ở thanh quản thì cần dùng tới phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Bên cạnh việc chữa trị bệnh viêm thanh quản bằng thuốc, người bệnh cũng cần phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế tối đa việc phải nói to cùng nói nhiều, uống nhiều nước để làm trơn cổ họng, tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá, cafein và thức ăn cay nóng, sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Người bệnh viêm thanh quản cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Có như vậy mới cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.