Nguy hiểm rình rập do mất ngủ lâu năm

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Mất ngủ lâu năm hay còn gọi là mất ngủ kinh niên, mất ngủ mạn tính hoặc mất ngủ kéo dài. Bệnh lý mất ngủ này gây ra nhiều hệ lụy và biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng sớm nhận thấy. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết chứng mất ngủ lâu năm, những hậu quả nghiêm trọng và cách cải thiện.

1. Nhận biết bệnh mất ngủ lâu năm

Nếu bạn cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ ban đêm (dễ giật mình tỉnh giấc giữa chuwfbg và không ngủ tiếp được trong thời gian kéo dài trên một tháng, có thể trường kỳ vài ba tháng cho đến hàng năm thì được gọi là mất ngủ lâu năm hay mất  ngủ mạn tính.

Nếu tình trạng mất ngủ này chỉ xảy ra dưới 1 tháng và kết thúc thì được gọi là mất ngủ cấp tính.

Một số chuyên gia chỉ cách nhận diện chứng mất ngủ lâu năm thông qua triệu chứng điểm hình theo từng giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu giấc ngủ: nằm trằn trọc mãi không ngủ được, đầu luôn suy nghĩ về những chuyện linh tinh mà không phải do bản thân chủ đích .

– Khi vào giấc ngủ: ngủ được một lúc thì giật mình tỉnh giấc và khó ngủ lại được. Có nhiều trường hợp cứ như vậy thức trắng đêm.

Dù là trằn trọc khó ngủ ở giai đoạn đầu giấc hay là khó duy trì giấc ngủ, thì đến sáng cơ thể bạn đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mất tập trung khi làm việc, dễ cáu gắt, không có cảm giác thoải mái sau một giấc ngủ.

Bình thường ở một người trưởng thành lứa tuổi thanh niên thường ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Nếu bạn chỉ ngủ được khoảng 4-5 tiếng, thì có nghĩa là bạn đang ngủ dưới thời gian quy định. Khi không ngủ đủ số giờ và giấc ngủ không đạt chất lượng có nghĩa là bạn mắc bệnh mất ngủ.

nhận biết bệnh mất ngủ lâu năm

Mất ngủ kéo dài là khi bạn chỉ ngủ được khoảng 4-5 tiếng và giấc ngủ không đạt chất lượng trong một thời gian dài.

2. Hậu quả nghiêm trọng khi bị mất ngủ lâu năm

2.1 Thiếu máu não

Khi bị mất ngủ kéo dài hệ thần kinh và tim phải làm việc liên tục trong trạng thái căng thẳng, không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Cụ thể là mất ngủ khiến não bộ cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động, để thực hiện điều này tim phải tim phải làm việc hết công suất để bơm máu lên nuôi dưỡng các tế bào não và lâu ngày dễ gây thiếu máu não.

2.2 Rối loạn tâm thần

Mất ngủ kéo dài sẽ sinh ảo giác. Người bị mất ngủ kéo dài hệ thần kinh sẽ suy yếu, khiến sức khỏe tâm thần cũng bị ảnh hưởng, luôn cảm thấy sợ hãi như có ai đó đang theo dõi mình, sát hại mình, gọi tên mình,… Chính những ảo giác này có thể khiến người bệnh sinh ra tâm lý tự sát hoặc sát hại người khác.

mất ngủ lâu năm gây rối loạn tâm thần

Mất ngủ kéo dài nếu không được phát hiện sớm và điều trị dễ gây rối loạn tâm thần.

2.3 Mất ngủ lâu năm khiến cơ thể bị suy nhược

Mất ngủ kéo dài được ví như “lưỡi dao bào mòn cơ thể bạn” khiến bạn sụt cân gầy yếu, xanh xao, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, khó thở, đi tiểu nhiều,… và rất nhiều bệnh lý khác đi kèm.

2.4 Suy giảm trí nhớ

Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ khi bị mất ngủ kéo dài.

2.5 Rối loạn nội tiết

Mất ngủ khiến hệ nội tiết phải hoạt động liên tục dễ gây mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn sự hoạt động của các cơ quan thuộc hệ nội tiết. Điều này có thể biểu hiện cụ thể như da khô, tóc bạc sớm, tóc dễ gãy rụng, mụn trứng cá,…

2.6 Mất ngủ lâu năm gây đột quỵ

Mất ngủ dễ làm tăng huyết áp, thiếu máu lên não, xơ vữa động mạch,… là những nguyên nhân gây đột quỵ (hay tai biến mạch máu não). Ngoài ra, mất ngủ lâu năm còn làm trầm trọng thêm các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh ung thư,…

Mất ngủ lâu năm gây đột quỵ

Nguy cơ đột quỵ tăng lên ở người bị mất ngủ kéo dài.

3. Làm gì khi bị mất ngủ kéo dài

Khi bị mất ngủ kéo dài bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng, suy nghĩ tiêu cực hay nôn nóng vì điều này khiến tình trạng mất ngủ càng tồi tệ hơn.

Để khắc phục chứng mất ngủ kéo dài bạn cần kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và biện pháp điều trị như dùng thuốc hay y học cổ truyền.

Chế độ sinh hoạt giúp bạn ngủ ngon hơn

Xây dựng thời gian biểu đi ngủ đúng giờ và mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng hôm sau. Mỗi ngày nên ngủ 7-8 tiếng, không nên “ngủ nướng” vào cuối tuần vì điều này có thể phá vỡ chu kỳ ngủ mà cơ thể đã quen.

Trước khi đi ngủ hãy thư giãn

Bạn nên lựa chọn một số cách giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất trước khi đi ngủ như nghe 1 bản nhạc thiền hoặc nhạc piano không lời, uống 1 cốc nước ấm, ngâm châm bằng nước ấm có thể cho thêm vài lát gừng và một ít muối, đọc sách, tập yoga hoặc tập thiền (không nên tập các bài thể dục mạnh gây mất sức trước khi ngủ) .. Nếu bạn thực hiện những điều này, sẽ giúp hệ não bộ của bạn cảm thấy thoải mái hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Chế độ ăn uống khi bị mất ngủ

Tuyệt đối khi bị khó ngủ hay mất ngủ bạn không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, cũng không nên ăn nhiều các loại đồ ăn nhanh hay đồ ăn khó tiêu hóa như thịt xông khói, xúc xích, hamburger, … Vì một bữa như vậy trước khi đi ngủ có thể làm bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, khó chịu khi nằm và dẫn đến khó ngủ. Nhưng nếu ăn ít quá, bạn sẽ bị thức giấc ban đêm vì đói bụng.

Bạn nên ăn các loại thực phẩm có thể giúp dễ ngủ như: gà tây, sữa, bơ, một số loại đậu, ngũ cốc,… Và bạn nhớ bổ sung thêm các vitamin, chất khoáng thông qua việc uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Dùng thuốc hoặc bổ sung thực phẩm chức năng

Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc an thần giúp bạn ngủ ngon hơn nhưng bạn phải lưu ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua hoặc sử dụng quá liều, bởi điều này có thể gây nguy hiểm khiến bạn bị nhờn thuốc hoặc ngộ độc thuốc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo là có tác dụng an thần giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng những loại thực phẩm chức năng này. Đặc biệt là những người đang mắc các bệnh lý nền, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu bị mất ngủ lâu năm, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital