Nguy cơ tăng huyết áp ở người ăn nhiều đường

Tham vấn bác sĩ

Hầu hết mọi người đều cho rằng ăn nhiều đường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường tuy nhiên ít ai biết đến nguy cơ tăng huyết áp cũng có thể xảy ra khi ăn nhiều đường. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây biến chứng đột quỵ nguy hiểm.

Nguy cơ tăng huyết áp ở người ăn nhiều đường

Khi lượng đường được ăn nhiều hơn sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu (6,9 mm Hg) và huyết áp tâm trương (5,6 mm Hg). Theo nghiên cứu, những ai ăn nhiều calo (từ 25% calo trở lên) sẽ tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp 3 lần.

Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người hiện nay cao gấp từ 2 đến 8 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do thói quen ăn uống các chế phẩm ăn nhanh và làm sẵn. Xét đến thanh thiếu niên cụ thể, mức tiêu thụ hiện tại có thể cao gấp từ 6 đến 16 lần.

Ăn nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc cao huyết áp

Ăn nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc cao huyết áp

Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu… Tất cả những điều này đều có thể tương tác làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy cơ tim.

Tuy nhiên, ăn đường – bao gồm cả fructose – từ sản phẩm sinh học tự nhiên (trái cây) lại không gây hại mà rất có lợi cho cơ thể.

Chế độ ăn uống ngừa nguy cơ cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh tim mạch, đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư. Do việc phát hiện và kiểm soát loại bệnh này còn rất hạn chế nên người ta gọi nó là “kẻ giết người thầm lặng”. Vì vậy, để tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp hiệu quả. Theo đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người bệnh cao huyết áp cần hạn chế những thực phẩm gây hại

Người bệnh cao huyết áp cần hạn chế những thực phẩm gây hại

Chế độ sinh hoạt: Nên tránh căng thẳng, giảm cường độ công việc, sắp xếp công việc thuận tiện, nhẹ nhàng để luôn có tâm trạng thoải mái. Tránh những xúc động mạnh như: lo lắng, buồn phiền, giận dữ, kinh sợ. Tránh gió lạnh đột ngột; làm việc, nghỉ ngơi điều độ, lành mạnh. Bỏ hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, dưỡng sinh vừa sức (đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, thái cực quyền, yoga…), tập thở chậm và sâu, xoa bóp tay chân…

Chế độ ăn uống: Nếu bạn bị cao huyết áp, mỗi ngày chỉ nên sử dụng những loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như sau:

Chất đạm 60-70 g, chất béo (nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương…) 25-30 g, chất bột đường 300-320 g, muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm…) không quá 6 g, chất xơ từ rau, củ, quả 30-40 g (300-500 g rau).

Một thực đơn với thịt nạc (tốt nhất là cá), dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt luôn đem lại sự an toàn cho người cao huyết áp.

Thăm khám để được chẩn đoán điều trị cao huyết áp hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán điều trị cao huyết áp hiệu quả

Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá ngọt, quá béo, quá mặn.

Trường hợp người bệnh cao huyết áp có biến chứng suy tim, suy chức năng thận, tai biến mạch máu não, cần phải tuân thủ chế độ kiêng muối (1-4 g/ngày), có sự theo dõi chặt của thầy thuốc.

Ngoài ra, một số thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia có thể làm tăng huyết áp. Không uống cà phê vào buổi chiều tối, dễ bị mất ngủ. Rượu bia nên hạn chế theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital