Theo các chuyên gia, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Tuy nhiên, có những đối tượng có nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn những đối tượng khác, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Mọi người đều có nguy cơ tai biến mạch máu não
Bệnh tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê, độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam bị đột quỵ là khoảng 65 tuổi, mỗi năm có khoảng 200.000 ca bị đột quỵ trong đó độ tuổi dưới 45 tuổi chiếm 7,2%. Đây là con số đáng báo động khi tỷ lệ đột quỵ (tai biến mạch máu não) tiếp tục gia tăng và ngày càng gặp nhiều ở giới trẻ.
Điều đáng lưu ý là tỷ lệ đột quỵ ở Nam giới Việt Nam cao hơn Nữ giới. Ở các nước phát triển, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%. Nhưng tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76% còn chảy máu não là 24%.
Như vậy, tại Việt Nam tỷ lệ đột quỵ chảy máu não cao hơn so với nước ngoài và tỷ lệ nhồi máu não thấp hơn. Riêng đối với người trẻ (dưới 45 tuổi) ở Việt Nam, thì con số này còn rõ rệt hơn: tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 50%, còn tỷ lệ đột quỵ thiếu máu não chiếm đến 46%.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não có thể gặp cả ở trẻ em, chính vì vậy tất cả chúng ta đều không được chủ quan.
2. Những đối tượng có nguy cơ tai biến mạch máu não cao
Tai biến mạch máu não có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng những đối tượng sau sẽ thuộc nhóm có nguy cơ tai biến mạch máu não cao gồm:
2.1 Bệnh tiểu đường tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Đặc biệt nguy cơ này tăng cao hơn ở người bị bệnh tiểu đường khi kèm theo các yếu tố như lớn tuổi, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, mắc bệnh tim mạch,…
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương mạch máu đây chính là con đường dẫn tới tai biến mạch máu não (đột quỵ).
2.2 Béo phì
Béo phì làm tổn thương mạch máu dễ gây các bệnh lý ở mạch máu não, dễ gây tắc mạch máu não hoặc làm vỡ mạch máu não (xuất huyết mạch máu não) dẫn tới đột quỵ não.
2.2 Tai biến mạch máu não trước đó
Theo nghiên cứu, người từng mắc bệnh tai biến mạch máu não sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não lần tiếp theo (đột quỵ tái phát) cao hơn người chưa bị tai biến mạch máu não.
2.3 Tiền sử gia đình làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
Người có người thân bị tai biến mạch máu não sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường. Tình trạng này thường gặp ở đột quỵ do vỡ mạch máu não.
Một số chuyên gia cho rằng, đột biến gen di truyền có ảnh hưởng tới nguy cơ tai biến mạch máu não ở những người có cùng huyết thống. Dị dạng mạch máu não từ bẩm sinh là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới tai biến mạch máu não trong tương lai, cần thăm khám và có biện pháp theo dõi hoặc can thiệp kịp thời.
2.4 Đau đầu, mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
Đau đầu, mất ngủ kéo dài là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu não cục bộ, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới tai biến mạch máu não gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.
Hiện nay, nhiều người trẻ bị thiếu máu não thoáng qua nhưng chủ quan bỏ qua lâu dần dẫn tới thiếu máu não cục bộ, khiến các tế bào não bị tổn thương vĩnh viễn không phục hồi.
2.5 Stress, lo âu, căng thẳng
Stress, lo âu, căng thẳng khiến các tế bào thần kinh luôn bị căng thẳng kéo dài, khiến cơ thể tiết ra cortisol (chất không có lợi cho sức khỏe) làm mạch máu bị co bóp đột ngột có thể dẫn tới đột quỵ do thiếu máu não hoặc đột quỵ do vỡ mạch máu não.
2.6 Tai nạn chấn thương ở đầu
Đầu bị va đập do chấn thương dễ làm ảnh hưởng tới sọ não, mạch máu não. Nhất là những người sau khi bị chấn thương thường xuyên có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
2.7 Lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích
Người uống nhiều bia, rượu dễ bị xơ vữa động mạch, gây thiếu máu não. Đặc biệt, rượu bia còn ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần và nhiều bệnh lý khác.
Ngoài ra, nhiều bệnh lý khác đặc biệt là bệnh
3. Các phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não
Bệnh tai biến mạch máu não có tỷ lệ tử vong cao, có hơn 75% trường hợp bệnh nhân sống sót trong năm đầu sau lần đột quỵ đầu và hơn 1 nửa sống sót sau 5 năm. Bệnh tai biến mạch máu não nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy tế bào não, tăng áp lực nội sọ làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại, khó tự ăn uống và nhiều hoạt động khác.
Do đó để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm bạn cần biết cách để phòng ngừa các dấu hiệu của bệnh tai biến có thể xảy ra. Cụ thể một số các cách phòng ngừa bệnh tai biến như:
3.1 Kiểm soát và ngăn chặn các yếu tố gây ra bệnh
Cần kiểm tra thường xuyên huyết áp và đề phòng huyết áp tăng cao, đặc biệt những người mắc bệnh huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường… ngay khi có dấu hiệu tăng huyết áp bất thường nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng, điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh nhằm hạn chế những yếu tố gây ra bệnh tai biến mạch máu não.
3.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thường xuyên sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây… Chú ý tránh các thực phẩm có nhiều chất béo, đồ nướng, đồ ăn nhanh, đồ hun khói… Hạn chế sử dụng muối và đường để không gây ra tình trạng huyết áp cao.
3.3 Duy trì lối sống lành mạnh
Tránh xa rượu, bia, chất kích thích để phòng ngừa các nguy cơ gây ra bệnh tai biến. Đặc biệt hãy bỏ thuốc lá, đây là một trong những thói quen có ảnh hưởng xấu và là nguy cơ cao nhất dẫn đến tai biến mạch máu não.
Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như có chế độ làm việc hợp lý, tránh stress, quá sức, thức khuya,… Thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, đạp xe, thiền, yoga hàng ngày để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất.
Những thông tin được chia sẻ ở trên hy vọng giúp bạn đọc có thêm các thông tin về các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hiệu tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa, hạn chế được nguy cơ nguy hiểm mà nó mang đến. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.