Nguy cơ hen suyễn khi bé viêm phế quản kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần

(Dân trí) – Viêm phế quản là bệnh phổ biến trong những năm đầu đời của trẻ. Tần suất mắc bệnh có thể giảm dần khi trẻ lớn, nhưng cũng có trường hợp viêm phế quản diễn tiến thành hen suyễn, ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ.

Những cơn ho dai dẳng, không đáp ứng thuốc của bé

Bé K.S.A (31 tuổi, người Hàn Quốc, đang sống tại Bắc Ninh) có tiền sử ho, khò khè tái đi tái lại nhiều lần, đã khám, điều trị tại nhiều bệnh viện và phòng khám nhưng chỉ đỡ, sau đó lại ho, khò khè khi thay đổi thời tiết hoặc sau khi bị viêm mũi họng.

Gia đình bé cho biết, trước khi đến Thu Cúc TCI, bé đến một bệnh viện thăm khám và điều trị nội trú (bằng kháng sinh) tại đó, nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Sau 5 ngày, gia đình xin cho bé xuất viện. Tiếp tục điều trị tại nhà 3 ngày, tình trạng ho khò khè của bé vẫn không giảm. Vì lo lắng, gia đình đã cho bé lên Hà Nội, tới khoa Nhi, Thu Cúc TCI.

Bé K.S.A được đưa tới TCI điều trị (Ảnh: TCI).

Tại đây, sau thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm máu và Xquang ngực thẳng,… bé K.S.A được chẩn đoán bị viêm phế quản, cần theo dõi hen phế quản, có chỉ định nhập viện điều trị.

Phác đồ điều trị của TCI giúp đánh trúng mục tiêu, vừa nâng cao thể trạng, bé xuất viện sau 1 tuần

Bác sĩ Mai Hoa – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI cho biết, bệnh viện đã lên phác đồ điều trị cho bé bao gồm: tiêm kháng sinh, khí dung, truyền dịch và cho bé dùng thuốc long đờm, giãn phế quản.

“Liều lượng kháng sinh được tính toán và chỉ định phù hợp, do không lạm dụng kháng sinh là nguyên tắc điều trị của khoa Nhi Thu Cúc TCI”, bác sĩ Mai Hoa khẳng định.

Cũng theo bác sĩ Mai Hoa, trong thời gian bé điều trị nội trú, để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của K.S.A, bác sĩ TCI thăm khám bé mỗi ngày 3 lần. Bé được đáp ứng chế độ dinh dưỡng riêng biệt, đảm bảo vừa ngon miệng, vừa dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe.

Viêm phế quản nếu không có phác đồ điều trị phù hợp có thể khiến bệnh lâu khỏi (Ảnh: TCI).

Sau 5 ngày điều trị tích cực, các triệu chứng hô hấp của bé thuyên giảm. Sau 8 ngày bé được xuất viện và về nhà cùng mẹ.

Viêm phế quản co thắt, khò khè tái đi tái lại, cẩn thận hen phế quản

Theo bác sĩ Mai Hoa, viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản do hoạt động của virus, vi khuẩn hoặc một số tác nhân khác từ môi trường như bụi, khói thuốc lá… Ngoài ho, bệnh lý này còn có thể biểu hiện qua một số triệu chứng đặc trưng là: sốt, đờm, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, chán ăn… Ở trẻ em, viêm phế quản là bệnh lý cấp tính thường diễn ra trong khoảng 7-10 ngày.

Với những trẻ có tiền sử viêm phế quản tái phát nhiều lần, cần lưu ý khả năng trẻ bị cơ địa hen phế quản.

Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp dưới đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính với các triệu chứng điển hình như khò khè, ho về đêm gần sáng tái diễn khi thay đổi thời tiết.

Người bệnh hen phế quản khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích (dị nguyên) sẽ có các triệu chứng như khó thở, tức ngực và ho, mức độ nặng nhẹ tùy cơ địa từng người.

Bé K.S.A đáp ứng thuốc tốt khi điều trị tại Thu Cúc TCI (Ảnh: TCI).

Bệnh hen có thể kiểm soát bằng cách dự phòng theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ Mai Hoa nhấn mạnh, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen (dị nguyên) là rất quan trọng. Cách trị hen cho trẻ nhỏ và cách chăm sóc, phòng bệnh trẻ bị hen suyễn cần tuân thủ nghiêm túc, nếu không, theo thời gian, bệnh có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong đó, có thể kể đến một số biến chứng: khí phế thũng, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất; xẹp phổi; suy hô hấp; biến dạng lồng ngực; tâm phế mạn, suy tim.

Như vậy, hành trình từ Bắc Ninh đến Hà Nội điều trị ho dai dẳng của bé K.S.A đã có kết quả nhờ phác đồ điều trị của các bác sĩ Nhi khoa tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI. Bé vừa khỏi bệnh viêm phế quản, vừa được tư vấn về việc làm thêm thăm dò chức năng phổi khi sức khỏe đã ổn định. Điều này nhằm xác định bệnh hen, giúp bé có một sức khỏe tốt hơn trong tương lai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital