Nguy cơ đột quỵ ở nữ giới cao hơn nam giới

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Nguy cơ đột quỵ ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Điều này là do nữ giới thường gặp các vấn đề về thay đổi nội tiết tố, mang thai, mãn kinh… dẫn tới tăng nguy cơ đột quỵ.

1. Thực trạng đột quỵ ở nữ giới

Kết quả khảo sát trên gần 70.000 bệnh nhân trẻ bị đột quỵ tại Hoa Kỳ hồi tháng 2/2022 cho biết, nữ giới từ 35 tuổi trở xuống có nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 44% so với nam giới cùng lứa tuổi.

Theo chuyên gia Y tế Hoa Kỳ, hai xu hướng làm gia tăng đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở nữ giới là do sử dụng thuốc tránh thai và hút thuốc. Sử dụng thuốc tránh thai điều chỉnh nồng độ hormone tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến đông máu, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ ở nữ giới.

Nữ giới dưới 35 tuổi cũng có nhiều nguy cơ bị động thai, gây tăng huyết áp và hình thành đông máu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nữ giới cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch tương tự lupus, dẫn tới tăng nguy cơ đông máu so với nam giới.

Nguy cơ đột quỵ cao ở nữ giới.

Nguy cơ đột quỵ ở nữ giới thường cao hơn nam giới.

2. Triệu chứng đột quỵ ở nữ giới

Các dấu hiệu phổ biến của đột quỵ gồm khó nói; khó cử động đầu, cánh tay, chân; thay đổi tầm nhìn; đau đầu dữ dội hoặc choáng váng; thay đổi mức độ tỉnh táo; co giật. Đôi khi các dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ có thể không rõ ràng đối với nữ giới.

Những người thỉnh thoảng có các dấu hiệu như chóng mặt, buồn ngủ, tiểu không kiểm soát, mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể… nên thăm khám. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ khi sinh đẻ cũng dễ mắc đột quỵ.

2.1. Mệt mỏi và suy nhược

Đôi khi đột quỵ có thể dẫn đến mệt và suy nhược toàn thân. Mệt mỏi và suy nhược toàn thân cũng có thể xảy ra do rối loạn nội tiết tố bao gồm thay đổi huyết áp và hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra, đau cũng là một triệu chứng có thể xảy ra của đột quỵ, nhưng không quá phổ biến.

2.2. Gặp khó khăn trong suy nghĩ

Tổn thương não cũng cản trở việc giao tiếp bình thường ở người. Gặp khó khăn trong giao tiếp cũng là triệu chứng đầu tiên dễ bị bỏ qua. Đột quỵ cũng có thể gây ra tăng huyết áp trong não hoặc viêm não (sưng não), dẫn đến sự nhầm lẫn và không chính xác. Đôi khi, bệnh nhân đi tiểu không tự chủ và lú lẫn.

2.3. Buồn nôn và ói mửa

Tăng áp suất trong não do chấn thương ở trung tâm não dẫn đến buồn nôn không kiểm soát được và gây đau đầu.

3. Nguyên nhân dẫn tới đột quỵ ở nữ giới

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là như nhau đối với tim mạch và các bệnh lý liên quan khác. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gặp riêng biệt ở phụ nữ.

3.1. Mang thai và tiền sản giật tăng nguy cơ đột quỵ ở nữ giới

Tiền sản giật sẽ làm tăng huyết áp và khả năng đông máu của mẹ, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và đông máu. Thay đổi hormone trong thai kì cũng gây gia tăng nguy cơ đông máu.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ đột quỵ cao.

Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ đột quỵ cao.

3.2. Sử dụng thuốc tránh thai dễ gây đột quỵ ở nữ giới

Các phương pháp điều trị bằng hormone như sử dụng biện pháp tránh thai, điều trị bằng hormone khi bị hội chứng buồng trứng đa nang, điều trị suy giảm nồng độ các hormone nam (androgen) cũng gây tăng nguy cơ đột quỵ.

3.3. Béo phì và tăng huyết áp

Béo phì và tăng huyết áp có liên hệ với nhau, gây tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Béo phì ở một số người làm tăng nồng độ estrogen. Những vấn đề sức khoẻ cũng là yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

3.4. Đau nửa đầu kèm lóa mắt

Thay đổi giọng nói, buồn nôn, bị đau tai, rối loạn tầm nhìn (nhìn thấy ánh sáng chói, đường ngoằn ngoèo) là những dấu hiệu cần được ưu tiên khám sớm. Phụ nữ dễ bị chứng đau nửa đầu hơn nam giới. Đột quỵ có thể xảy ra với mọi độ tuổi và hay gặp nhất ở phụ nữ. Chị em nên ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn để phát hiện và điều trị kịp thời.

4. Điều trị đột quỵ ở nữ giới thế nào?

Sau khi sơ cấp cứu và điều trị ban đầu, quá trình phục hồi đột quỵ sẽ diễn ra khi người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Việc phục hồi sẽ bao gồm vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ và liệu pháp hành vi nhằm giúp người bệnh phục hồi các chức năng nhận thức.

Các nhân viên, điều dưỡng sẽ hướng dẫn người bệnh cách chải răng, tắm rửa, đi vệ sinh hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ từng trải qua cơn đột quỵ sẽ phục hồi chậm hơn so với nam giới.

Bệnh nhân nữ có khả năng cao gặp phải các vấn đề sau:

– Các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đột quỵ

– Suy giảm hoạt động hàng ngày

– Dễ lo âu, phiền muộn

– Mệt mỏi

– Suy giảm sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân dẫn tới điều này có thể là do một số người ít hoạt động thể chất trước khi bị đột quỵ hoặc xuất hiện triệu chứng trầm cảm.

5. Phòng ngừa đột quỵ ở nữ giới

Mỗi năm, số phụ nữ chết do đột quỵ cao gấp đôi so với số lượng phụ nữ chết vì ung thư vú. Đó là lý do hãy luôn cảnh giác với mọi triệu chứng của bệnh tật. Một số phương án phòng ngừa đột quỵ ở nữ giới là:

5.1. Thay đổi lối sống

– Thiết lập chế độ ăn uống cân đối

– Duy trì cân nặng khoẻ mạnh

– Tập thể dục thường xuyên

– Bỏ thuốc lá

– Tham gia một sở thích, chẳng hạn như bơi lội, thiền định hoặc yoga để giúp giảm stress hiệu quả hơn.

5.2. Theo dõi sức khỏe thường xuyên

Phụ nữ cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung do những yếu tố nguy cơ khác mà họ phải đối phó. Điều này có nghĩa là:

– Theo dõi huyết áp trong thời gian mang thai và sau khi mang thai.

– Tầm soát rung thất (AFib) nếu trên 75 tuổi.

– Kiểm tra huyết áp cao trước khi mang thai.

Khả năng hồi phục sau đột quỵ sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân. Kiên trì tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại những gì đã mất. Một số người có thể học được cách đi bộ hoặc trò chuyện chỉ trong vòng một vài tháng, những người khác sẽ mất nhiều thời gian để luyện tập.

Trong thời gian điều trị, người bệnh phải được theo dõi phục hồi chức năng bởi bác sĩ chuyên khoa và thực hiện một lối sống lành mạnh. Điều này sẽ giúp họ phòng ngừa đột quỵ tái phát trong tương lai.

Nữ giới có bệnh lý nền cần theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nữ giới có bệnh lý nền cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

5.3. Khám tầm soát nguy cơ đột quỵ

Đặc biệt, phụ nữ nên sớm thăm khám tầm soát nguy cơ đột quỵ để phát hiện và điều trị kịp thời những nguy cơ có thể gây đột quỵ. Hiện Thu Cúc TCI đang triển khai gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ với 3 mức độ: cơ bản – mở rộng – nâng cao. Các gói khám được phân loại phù hợp với từng mức độ nguy cơ bệnh và chi phí khác nhau, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Liên hệ trực tiếp hotline 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital