Trĩ nội độ 2 là một trong 4 cấp độ diễn biến của bệnh trĩ. Khi trĩ được phát hiện ở giai đoạn này thì việc điều trị thường được ưu tiên chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp một chế độ ăn uống khoa học cùng các thói quen sinh hoạt đúng cách sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Vậy, với người bệnh trĩ độ 2 thì nên ăn gì và kiêng ăn gì, hãy cùng tìm hiểu ngay.
Menu xem nhanh:
1. Trĩ nội độ 2 là gì?
Trĩ nội độ 2 là giai đoạn thứ 2 trong tiến trình 4 cấp độ diễn biến của trĩ. Lúc này, búi trĩ đã bắt đầu hình thành và phát triển bên trong thành trực tràng, đôi lúc khi dùng sức hoặc khi đi đại tiện có thể thấy búi trĩ lòi ra ngoài nhưng ngay sau đó có thể tự co lại vị trí cũ.
Biểu hiện triệu chứng
– Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn.
– Có máu chảy ra mỗi khi đi đại tiện có thể lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh, tình trạng chảy máu ngày một nhiều hơn.
– Một số triệu chứng khác không điển hình khác như: Thường xuyên bị táo bón kéo dài, cảm giác vướng víu vùng hậu môn mỗi khi dùng sức,…
2. Chăm sóc người bệnh trĩ độ 2
Với bệnh trĩ nội ở giai đoạn này có thể chưa được coi là cấp độ nặng nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc (có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da) và đặc biệt cần quan tâm đến chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo bệnh không diễn biến trở nặng hoặc các triệu chứng ngày một nghiêm trọng hơn.
2.1. Người bệnh trĩ nội độ 2 nên ăn gì?
– Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón rất có lợi cho người bệnh trĩ. Bổ sung thêm các loại rau xanh, quả mọng, các loại hạt,.. vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng bệnh.
– Uống đủ nước mỗi ngày: Khuyến cáo người bệnh trĩ nên uống đủ 2l nước mỗi ngày, với bà bầu bị trĩ cần lượng nước nhiều hơn. Nước giúp mềm phân, có lợi cho quá trình trao đổi chất sẽ giúp ích cho người bệnh trĩ.
– Thực phẩm bổ sung Magie và Kẽm: Magie và kẽm là các khoáng chất vi mô có tác dụng ổn định mạch máu, giúp chống viêm, nhuận tràng và giúp chữa lành những vết thương bên trong cơ thể. Đây là điều người bệnh trĩ cần được đáp ứng để cải thiện tình trạng bệnh.
– Thực phẩm giàu sắt: Người bệnh trĩ thường dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu. Việc bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, hạt khô, dưa đỏ, mè đen,… sẽ giảm thiểu nguy cơ mệt mỏi do thiếu máu ở người bệnh trĩ.
2.2. Người bệnh trĩ nội độ 2 nên kiêng ăn gì?
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Các loại chất béo xấu có trong đồ chiên rán, đồ ăn nhanh sẽ rất khó tiêu hóa và dễ dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài gây bất lợi cho người bệnh trĩ.
– Đồ ăn quá mặn: Các loại đồ ăn mặn có xu hướng hấp thụ nhiều nước trong cơ thể sẽ khiến phân trở nên cứng hơn, đi ngoài khó khăn và có thể là triệu chứng bệnh thêm nặng.
– Giảm nạp tinh bột và đường: Khi ăn quá nhiều đường và tinh bột sẽ tạo áp lực lên thành ruột và dễ bị táo bón, ngứa hậu môn. Điều này không có lợi cho người bệnh trĩ.
– Không dùng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích: Những loại đồ uống này không tốt cho tiêu hóa, dễ gây táo bón và làm triệu chứng bệnh trĩ thêm nặng.
2.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt
– Hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đều đặn mỗi ngày. Điều này giúp phân không bị giữ lại quá lâu, bị hút nước và cứng gây khó khăn trong việc đi ngoài.
– Cẩn thận vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn nhất là sau mỗi lần đi ngoài, lau khô bằng khăn mềm tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài sẽ dễ gây viêm nhiễm vùng hậu môn.
– Thay đổi tư thế ngồi cầu (tư thế tốt nhất là ngồi xổm), tránh ngồi cầu quá lâu và không gắng sức rặn mạnh khi đi ngoài khó.
– Không ngồi ì một chỗ quá lâu, thay vào đó là vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập phù hợp như đi bộ.
3. Trĩ độ 2 nên được điều trị càng sớm càng tốt
Như đã nói ở trên, trĩ độ 2 khi được phát hiện sớm thì phương pháp điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều, tỷ lệ thoát trĩ cũng cao hơn. Trong trường hợp bệnh không được xử lý đúng cách, trĩ có thể chuyển lên độ 3, độ 4 với các triệu chứng ngày một rõ ràng cụ thể như tình trạng chảy máu thường xuyên hơn, cảm giác đau rát và khó chịu cũng tăng lên ảnh hưởng tới mọi hoạt động thường ngày của người bệnh.
Cách tốt nhất, người bệnh khi nghi ngờ các dấu hiệu sớm của trĩ cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
3.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc
Sử dụng các loại thuốc uống sẽ có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ bền thành mạch, giảm đau, giảm sưng, giảm phù nề, cầm máu và co búi trĩ. Ngoài ra có thể kết hợp với các loại thuốc bôi, thuộc đặt có tác dụng tại chỗ như giảm đau, giảm ngứa, chống viêm hiệu quả.
Lưu ý trong việc dùng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ từ loại thuốc, liều dùng cũng như thời gian duy trì sử dụng thuốc. Trong trường hợp thuốc không mang hiệu quả, các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn phương án xử lý đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi không có chỉ định.
3.2. Thăm khám định kỳ đúng lịch
Người bệnh trĩ nên chủ động thăm khám đều đặn từ 3-6 tháng/lần. Việc thăm khám đúng lịch sẽ giúp bác sĩ đánh giá tốt nhất quá trình diễn biến bệnh. Trong trường hợp, khi điều trị nội khoa cùng chế độ chăm sóc không mang lại hiệu quả như mong muốn, triệu chứng bệnh vẫn có chiều hướng trở nặng thì sẽ kịp thời xử lý hoặc có thể là thay đổi phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Như vậy, với người bệnh trĩ nội độ 2 thì việc quan trọng trước mắt vẫn là ưu tiên về chế độ chăm sóc, nắm rõ các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng, thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh. Người bệnh cũng cần thực hiện thăm khám định kỳ để theo dõi diễn biến của trĩ, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh nếu có.