Nẹp răng bằng nhựa là phương pháp được ưa chuộng hiện nay với tính thẩm mỹ cao, khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp nẹp răng truyền thống.
Menu xem nhanh:
1. Nẹp răng bằng nhựa là gì?
Nẹp răng bằng nhựa là phương pháp tân tiến nhất hiện nay, sử dụng khay nhựa trong suốt để thực hiện điều chỉnh răng. Phương pháp này có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp khi vệ sinh răng miệng, ăn uống hay vào những dịp đặc biệt.
2. Ai có thể áp dụng phương pháp niềng răng bằng nhựa?
Các đối tượng nẹp răng nhựa có thể kể đến như:
2.1 Răng bị hô/vẩu/khớp cắn sâu
Đây là tình trạng răng của người bệnh bị đưa về phía trước. Nẹp răng nhựa chính là một phương pháp được bác sĩ chỉ định để điều trị răng bị hô. Tuy nhiên không phải mọi đối tượng răng hô đều có thể áp dụng nẹp răng nhựa vì có thể bệnh nhân bị hô do hàm và cần phải can thiệp cắt chỉnh xương hàm.
2.2 Răng thưa
Đây là tình trạng thường xuất hiện ở răng cửa và giữa các răng thường có khe hở. Răng thưa là một trong những khuyết điểm có thể cải thiện bằng phương pháp nẹp răng nhựa.
2.3 Răng bị móm/khớp cắn ngược
Đây là tình trạng ngược lại với răng bị hô, khi hàm dưới đưa ra nhiều hơn so với bình thường. Nẹp răng nhựa được coi là phương pháp hiệu quả khắc phục tình trạng trên.
2.4 Răng khấp khểnh/không đều
Răng khấp khểnh là tình trạng răng không mọc đều trên cung hàm, khiến mất thẩm mỹ và vệ sinh răng miệng khó khăn.
2.5 Khớp cắn bị hở
Khi bị khuyết điểm khớp cắn hở, người bệnh sẽ không ngậm được miệng, dẫn đến hàm trên và hàm dưới không chạm được với nhau.
2.6 Răng mọc chen chúc
Khi cung hàm không đủ chỗ cho răng hoặc do những răng trước có kích thước quá to không đủ chỗ cho răng sau sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc. Để xử lý trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sau đó thực hiện nẹp răng nhựa.
3. Các phương pháp nẹp răng bằng nhựa
Hiện nay có 2 phương pháp nẹp răng nhựa là nẹp răng invisalign và nẹp răng 3D Clear. 2 phương pháp này đều có ưu điểm: có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp khi vệ sinh răng miệng, ăn uống hay trong một dịp đặc biệt, bệnh nhân được theo dõi tiến trình thay đổi và kết quả sau khi nẹp răng bằng phần mềm 3D. Tuy nhiên, do được sản xuất tại Việt Nam nên nẹp răng 3D Clear có độ chính xác không được đánh giá cao như nẹp răng invisalign được sản xuất tại Mỹ.
4. Một số thắc mắc xoay quanh nẹp răng nhựa
4.1 Nẹp răng bằng nhựa bao lâu?
Thông thường, nẹp răng nhựa sẽ trong khoảng 10 – 24 tháng tùy vào thể trạng người bệnh, tuy nhiên có những ca khó thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Để biết chính xác mình sẽ nẹp răng mất bao lâu và biết được kết quả sau khi thực hiện nẹp răng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết.
4.2 Nẹp răng nhựa có đau không?
Trong quá trình thực hiện nẹp răng, sẽ có một số thời điểm bạn cảm thấy hơi đau một chút do răng dịch chuyển để về đúng vị trí. Những thời điểm đó là:
– Khi bác sĩ tách kẽ răng: Trước khi nẹp, bác sĩ sẽ thực hiện tách kẽ răng để giúp tạo ra khoảng trống cho răng di chuyển, chính vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác hơi ê, cộm và khó chịu khi ăn. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh hết khi bạn đã quen với nẹp răng.
– Sau khi gắn mắc cài 1 tuần: Lúc này bạn sẽ có cảm giác vướng víu, ê âm ỉ và bị đau vì lúc này răng đang bị tác động để di chuyển và khoang miệng đang làm quen với sự xuất hiện của nẹp răng.
– Khi nhổ răng tạo khoảng trống: Nhiều trường hợp khi cung hàm không đủ chỗ, bác sĩ phải tiến hành nhổ bỏ răng để có khoảng trống cho các răng khác dịch chuyển. Tuy nhiên nếu thực hiện nhổ tại các cơ sở y tế uy tín, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy hơi đau nhẹ và tránh được khả năng nhiễm trùng khi nhổ răng.
– Khi thực hiện siết răng định kỳ: Những lần bác sĩ tái khám và thực hiện siết răng định kỳ thì bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhức do răng dịch chuyển tới vị trí đúng trên cung hàm. Nhưng cảm giác này chỉ có trong 1, 2 ngày đầu và sẽ dần biến mất sau đó.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về nẹp răng bằng nhựa. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về phương pháp này, bạn có thể đến các cơ sở nha khoa uy tín để được nha sĩ tư vấn nhé.