Trĩ là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Mặc dù là căn bệnh không xa lạ gì nhưng không phải ai cũng có kiến thức về nó. Bài viết dưới đây là một số điều cần biết về bệnh trĩ.
Menu xem nhanh:
Đi khám càng sớm càng tốt
Người bệnh trĩ thường mang nặng tâm lý e ngại “bệnh khó nói”. Do đó, hầu hết bệnh nhân trĩ đều đến bệnh viện trong tình trạng bệnh đã tiến triển nặng nề. Người bệnh bị đau đớn không thể chịu đựng được và chảy máu nhiều. Điều đáng lo lắng hơn là rất nhiều người tự chữa trị bệnh theo các bài thuốc truyền miệng, không có cơ sở khoa học khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng. Do đó, khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, mọi người cần đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ búi trĩ nhanh nhất
Các chuyên gia y tế cho biết, điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc, bôi thuốc…) chỉ có khả năng điều trị bệnh ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật. Cho thời điểm này phẫu thuật vẫn là phương pháp giúp loại bỏ búi trĩ nhanh nhất khi bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng.
Tuy nhiên phẫu thuật trĩ chỉ là một phần trong quá trình điều trị trĩ. Một việc rất quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để tránh tái phát. Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần kết hợp ăn đủ dinh dưỡng, tăng chất xơ, giảm chất kích thích. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn nước ấm vì bệnh trĩ tỷ lệ tái phát rất cao.
Trĩ không phải là ung thư đại trực tràng, u hậu môn
Không ít người nhầm lẫn trị với ung thư đại trực tràng và u hậu môn. Tuy nhiên, trĩ lại không phải là ung thư đại trực tràng hay u hậu môn. Theo đó, để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có chỉ định điều trị cụ thể.
Tương tự, để phân biệt trĩ và u hậu môn người bệnh cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng. Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Khi rặn hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư).
Trĩ có thể có ở cả trẻ em
Bệnh trĩ không chỉ là bệnh của người lớn, trẻ em cũng có thể bị trĩ. Tuy nhiên, trĩ hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em là do giãn tĩnh mạch trực tràng ( sa trực tràng) hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc kêu đau, cha mẹ cần cho trẻ nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác. Phụ huynh không nên đợi con lớn mới chữa trĩ mà phải chữa trị càng sớm càng tốt. Trẻ em bị trĩ nên ăn nhiều chất xơ, thức ăn nhuận tràng (khoai lang, ray lang, diếp cá, đu đủ, chuối, rau đay, mồng tơi…) và uống nhiều nước.