Trước khi xuất hiện các cơn đột quỵ, bạn có thể nhận thấy các biểu hiện cảnh báo. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý tới vấn đề này. Vậy đâu là biểu hiện của đột quỵ nhẹ có thể nhận biết được? Tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là đột quỵ nhẹ?
Đột quỵ nhẹ hay thiếu máu não thoáng qua (TIA), là tình trạng máu tạm ngưng chảy về não bộ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, cơn đột quỵ nhẹ không làm chết các tế bào não như trong cơn đột quỵ thực sự. Cơn đột quỵ nhẹ cũng gây ra những triệu chứng giống như đột quỵ và là một số cảnh báo thật sự có thể xảy ra trong tương lai.
Một số nghiên cứu cho thấy có tới 90% trường hợp cơn thiếu máu thoáng qua mất đi chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ mà không để lại bất kỳ tổn thương nào.
2. Biểu hiện của đột quỵ nhẹ
Theo các chuyên gia, các biểu hiện đột quỵ nhẹ có thể kể đến như sau:
2.1. Chóng mặt – Một trong những biểu hiện của đột quỵ nhẹ
Chóng mặt là biểu hiện đột quỵ nhẹ thường thấy nhất mà bệnh nhân đột quỵ hay gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác tối sầm mặt, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, không nhìn rõ.
2.2. Cao huyết áp
Huyết áp tăng một cách đột biến và cao hơn ngưỡng bình thường cũng là một trong những biểu hiện rõ ràng của đột quỵ nhẹ. Huyết áp tăng khiến người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là với người có tiền sử bệnh cao huyết áp.
2.3. Đau nửa đầu
Đau đầu thường có kèm theo triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng và những âm thanh mạnh. Cơn đau thường âm thầm và tiến triển trong vòng 30 phút.
2.4. Giảm thị lực
Thị lực giảm dần là biểu hiện của đột quỵ mà người ngoài khó phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ biểu hiện này và báo ngay cho người nhà khi thấy có sự khác thường.
2.5. Cơ bắp suy giảm, giảm vận động – Biểu hiện của đột quỵ nhẹ dễ bắt gặp
Lượng máu cung cấp lên não không đủ khiến cơ bắp vận động bị yếu. Người bệnh cảm thấy tê bì chân tay, cử động khó khăn và dần dần không thể cử động được.
2.6. Biểu hiện dễ nhầm với bệnh lý khác
Bên cạnh đó, một số biểu hiện khác của bệnh đột quỵ nhẹ có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý như:
– Ngất: người bệnh đột ngột bị mất ý thức trong thời gian ngắn, không có biểu hiện gì khác.
– Động kinh thoáng qua: những biểu hiện này thường khởi phát ở một số bộ phận rồi dần dần lan ra.
– Cơn mất trí nhớ thoáng qua: người bệnh đột ngột bị mất trí nhớ. Khi tỉnh táo người bệnh không hề có biểu hiện thần kinh khu trú nào khác.
3. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhẹ
Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới thiếu máu não thoáng qua bao gồm:
– Tiền sử gia đình: Nếu một trong những thành viên của gia đình bạn mắc phải tình trạng thiếu máu não thoáng qua thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này.
– Tuổi tác: Sau 55 tuổi là độ tuổi dễ gặp phải những cơn thiếu máu não thoáng qua này.
– Giới tính: Tỉ lệ mắc bệnh này ở nam cao hơn nữ, tuy nhiên một nửa số ca đã tử vong do đột quỵ lại là phụ nữ
– Đột quỵ cũ: Những người đã từng có tiền sử bị bệnh đột quỵ trước đó thì khả năng tái phát cao gấp 10 lần.
– Dân tộc: những người Châu Á, Châu Phi có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
– Bệnh hồng cầu hình liềm: còn gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tế bào máu hình liềm mang ít oxy hơn. Đồng thời tế bào này có xu hướng bị mắc kẹt trong thành động mạch. Điều này gây cản trở sự lưu lượng máu đến não gây thiếu máu não thoáng qua.
4. Cách chẩn đoán và điều trị
4.1. Chẩn đoán đột quỵ nhẹ
Do chỉ là những dấu hiệu thoáng qua khó nhận biết nên các bệnh này thường được phát hiện qua các chẩn đoán khi người bệnh đến khám tại các cơ sở uy tín
Phương pháp chẩn đoán thiếu máu não thoáng qua bao gồm:
– Xét nghiệm máu: để phát hiện ra rối loạn lipid máu, nguy cơ gây vữa xơ động mạch và đột quỵ.
– Điện tim: có thể được sử dụng trong những trường hợp rung nhĩ hoặc một số dạng loạn nhịp tim.
– Siêu âm tim: có thể gặp các tổn thương ở van tim, biểu hiện suy chức năng tim.
– Siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch sống – nền: giúp nhận biết các tổn thương lớp nội trung mạc động mạch, xơ vữa động mạch.
– Siêu âm Doppler sọ não: để có được đánh giá lưu lượng tuần hoàn não và động mạch mắt.
– Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ: có ý nghĩa loại trừ một số bệnh liên quan, đặc biệt là u não, các chấn thương.
4.2. Điều trị cơn đột quỵ nhẹ
Đột quỵ nhẹ cần được điều trị như những cơn đột thực sự. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp và có phác đồ điều trị phù hợp bao gồm:
– Sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, loãng máu, ngăn huyết khối…để điều trị thiếu máu nuôi dưỡng não bộ.
– Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ thuốc lá, giảm cân, đồ ăn nhiều chất béo để hạn chế tình trạng thiếu máu não.
– Khi lòng mạch bị thu hẹp nhiều, trên 70%, các biện pháp can thiệp có thể được xem xét trong từng trường hợp.
– Tất cả các biện pháp điều trị cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín. Ở đó bệnh nhân sẽ được thăm khám và chẩn đoán với chuyên gia. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc điều trị sai chỉ định của bác sĩ.
– Đối với những bệnh nhân từng trải qua đột quỵ nhẹ hoặc mắc các bệnh lý nguy cơ cao gây đột quỵ như tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ… cần đến các cơ sở y tế để thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để có hướng ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan để không bỏ qua biểu hiện của đột quỵ nhẹ. Giúp bệnh nhân phát hiện sớm và phòng tránh việc những cơn thiếu máu não thoáng qua trở thành đột quỵ thực sự, bệnh nhân cần duy trì thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.