Mổ gan nội soi là kỹ thuật khó nhưng có nhiều ưu điểm là vết mổ nhỏ và ít gây đau đớn, thời gian phục hồi nhanh chóng. Để điều trị bằng phương pháp này người bệnh cần phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Menu xem nhanh:
1. Mổ gan nội soi và những ưu điểm
Mổ gan nội soi là phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau đớn sau khi mổ. Đồng thời các biến chứng sau mổ cũng giảm, vết sẹo mổ có tính thẩm mỹ chỉ có kích thước 4mm – 1cm. Tuy nhiên mổ gan bằng phương pháp nội soi là kỹ thuật khó cần người có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại. Bệnh cần được phát hiện ở giai đoạn sớm bằng cách tầm soát ung thư gan. Theo các con số thống kê, ung thư gan là bệnh phổ biến tại nước ta với tỉ lệ tử vong cao. Bệnh thường xuất hiện ở những người bị xơ gan, viêm gan mạn tính. Việc điều trị luôn được cân nhắc, đánh giá chức năng gan bằng cách đo độ thanh lọc ICG của gan để xác định phần gan còn lại. Việc làm này giúp đảm bảo đã cắt hết các tế bào ung thư nhưng vẫn đảm bảo an toàn chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
2. Những chỉ định và chống chỉ định khi thực hiện mổ gan
Mổ gan nội soi được thực hiện khi:
– Khối u ác tính nằm ở phía bên phải của gan.
– Thể tích gan trái còn >1% khối lượng cơ thể, chức năng của gan.
– Các khối u ở gan là lành tính.
Chống chỉ định phẫu thuật khi:
– Bệnh nhân có thể trạng kém, người già yếu.
– Người mắc các bệnh về tim mạch, bệnh hô hấp có chống chỉ định bơm hơi ổ bụng kéo dài.
– Người có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng phức tạp.
– Khối u gan có kích thước lớn và nằm gần mạch máu.
3. Quy trình các bước thực hiện phẫu thuật mổ gan nội soi
Trước và sau khi mổ bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết. Bệnh nhân cần ghi nhớ các thông tin sau để cuộc phẫu thuật được diễn ra thuận lợi.
3.1 Các điều cần lưu ý trước và sau khi mổ gan nội soi
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần biết những điều sau:
Trước mổ:
– Bác sĩ sẽ gặp bệnh nhân để giải thích và đưa ra những lời khuyên cần thực hiện trước mổ.
– Các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, chức năng gan thận kém, sụt cân nhiều cần được can thiệp dinh dưỡng trước khi phẫu thuật 7 ngày hoặc hơn để cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
– Bệnh nhân không được nhịn ăn uống kéo dài trước khi mổ. Bác sĩ sẽ đưa ra các thực phẩm cần ăn trước khi mổ.
– Bác sĩ gây mê sẽ tư vấn các loại thuốc cần sử dụng.
Sau mổ:
– Bệnh nhân được ăn bằng đường miệng ngay sau ngày thứ nhất kết hợp với dinh dưỡng đường tĩnh mạch.
– Nên vận động sớm sau mổ.
– Sau khi phẫu thuật nếu có cảm giác buồn nôn, nôn bạn cần báo bác sĩ để sử dụng thuốc ngay.
– Với trường hợp cắt gan lớn bệnh nhân sẽ được thở oxy hỗ trợ sau mổ. Vì vậy người bệnh cần phối hợp thực hiện.
– Tiếp tục uống thuốc kháng virus để điều trị duy trì sau khi ra viện.
3.2 Quy trình mổ gan nội soi
Dưới đây là các bước phẫu thuật giúp bạn có thể hình dung ra quá trình mổ được thực hiện như thế nào.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ máy móc, hệ thống mổ nội soi. Đồng bộ, dao mổ, dụng cụ mổ, máy cắt tự động, chỉ khâu,…
Bước 2: Khám gây mê trước khi thực hiện mổ 1 ngày và trước khi mổ.
Bước 3: Yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, dạng 2 chân để gây mê nội khí quản.
Bước 4: Đặt các trocar gồ: Trocar rốn (10mm), trocar ngang rốn phải chỗ đường trắng bên phải đường giữa của xương đòn (5mm), trocar dưới mũi ức (5mm).
Bước 5: Kiểm tra tình trạng ở gan và ổ bụng.
Bước 6: Giải phóng gan bằng các dây tam giác, dây tròn, liềm, phải, vành phải.
Bước 7: Tiến hành cắt túi mật, bộc lộ cuống gan rồi luồn lắc toàn bộ cuống gan. Phẫu tích bộc lộ và thực hiện thắt 3 thành phần cuống gan phải.
Bước 8: Cắt nhu mô gan theo diện thiếu máu của gan phải rồi đặt dẫn lưu và lấy bệnh phẩm ra khỏi cơ thể.
4. Những lưu ý cần theo dõi và xử trí tai biến sau khi phẫu thuật
Sau mổ bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi và tự theo dõi cơ thể.
Theo dõi sau phẫu thuật:
– Theo dõi huyết áp và mạch sau mổ
– Thử lại sinh hóa máu, công thức máu
– Theo dõi dẫn lưu ổ bụng
Xử trí tai biến trong và sau khi thực hiện mổ nội soi cắt gan:
– Trong mổ: Khâu cầm máu hoặc clip nếu chảy máu khi phẫu tích cuống, rách các mạch máu lớn. Khâu lại chỗ rách đường mật nếu bị rò mạch.
– Sau mổ: Nếu bệnh nhân bị chảy máu sau mổ thì cần truyền máu và dịch ( không đáp ứng cần mổ mở cầm máu). Nếu rò mật sau 1 tuần không hết hoặc có dấu hiệu viêm phúc mạc thì cần mổ lại, lọc huyết tương nếu bị suy gan.
5. Chế độ ăn uống sau khi thực hiện mổ gan nội soi
Theo bác sĩ chuyên khoa thì sau khi ra viện bệnh nhân có thể sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Bạn có thể dần dần tham gia các công việc nhẹ, việc làm văn phòng. Hạn chế các công việc nặng trong 1 tháng đầu sau mổ như làm nông, gánh vác nặng,…
5.1 Các thực phẩm nên ăn sau mổ gan nội soi
– Bệnh nhân cần duy trì uống thuốc điều trị viêm gan B, C nếu có.
– Duy trì chế độ ăn có lợi cho gan: Hiện chưa có chế độ đặc hiệu cho bệnh nhân sau mổ gan nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo nên ăn các thực phẩm bao gồm:
– Ăn nhiều hoa quả, rau xanh
– Nạp protein từ: Trứng, đậu, cá, thịt gà
– Một số loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, lúa mạch, yến mạch,…
– Những chế phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít béo
– Các chất béo tốt cho gan từ các loại hạt: Quả bơ, oliu,…
– Bổ sung khoáng chất, vitamin
5.2 Các loại đồ ăn nên tránh
Một số đồ ăn sẽ ảnh hưởng không tốt tới gan và sức khỏe nói chung vì vậy bạn nên tránh:
– Chất béo bão hòa thường có trong bơ, kem. Các sản phẩm giàu chất béo: Thịt mỡ, đồ chiên rán đồ ăn nhanh,….
– Đồ ăn có chứa nhiều đường: Bánh nướng, bánh ngọt, kẹo, kem,….
– Đồ ăn chứa nhiều muối, mặn.
– Đồ uống có chứa cồn hoặc các loại chất kích thích.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mổ gan nội soi và những vấn đề liên quan. Sau khi thực hiện mổ bạn cũng cần chú ý giữ gìn và chăm sóc sức khỏe để cơ thể nhanh chóng phục hồi.