Hầu hết các mẹ khi cai sữa cho con đều sẽ gặp phải những tình trạng chung cực kỳ khó chịu như: vú sưng ngứa, căng nóng và đau, đau tức phần ngực… xảy ra do mẹ cai sữa đột ngột. Tình trạng này sẽ diễn ra trong một vài ngày, rồi sẽ tự khỏi. Trong một số trường hợp cai sữa sai cách sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các triệu chứng tắc tia sữa khi cai sữa dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Menu xem nhanh:
1. Các dạng tắc tia sữa thường gặp
1.1 Sốt là phản ứng tự nhiên phổ biến của tình trạng tắc tia sữa khi cai sữa
Vừa sưng đau vú lại vừa sốt khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể rất nhiều. Khi mẹ sốt cao, cần áp dụng những phương pháp hạ sốt trước, tránh tình trạng sốt kéo dài. Mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định nếu đã áp dụng các bài thuốc hạ sốt tự nhiên chưa hiệu quả.
Cần lưu ý khi mẹ đang sốt không nên cho con bú để tránh sự lây lan virus và ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của trẻ.
1.2 Tắc tia sữa vón cục
Là hiện tượng xuất hiện cục cứng trong bầu ngực do sữa bị tắc lại lâu ngày trong ống dẫn sữa. Biểu hiện đi kèm sẽ là bầu ngực sưng đau, nóng đỏ và sốt nhẹ Biểu hiện đi kèm sẽ là bầu ngực sưng đỏ, sốt nhẹ.
Nguyên nhân dẫn đến tia sữa vón cục có thể do lượng sữa mẹ sản xuất nhiều trong khi lượng sữa bé bú ít hoặc không thường xuyên, mẹ lại không tiến hành hút/ vắt hết lượng sữa còn lại ra ngoài.
Đồng thời, hiện tượng tia sữa vón cục còn có thể do các tác động từ bên ngoài như: mặc áo ngực quá chật, về sinh bầu ngực sai cách…
1.3 Tắc tia sữa mưng mủ
Đây là cấp độ nặng của tắc tia sữa trong giai đoạn này, ngực mẹ bị căng cứng, đầu ti nóng đỏ và sữa nặn ra có kèm cả mủ, thậm chí còn xuất hiện các cơn co giật. Tình trạng này xảy ra khi mẹ tắc tia sữa trong nhiều ngày mà không có biện pháp khắc phục, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đã bắt đầu có các dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh lý như: u nang tuyến vú, u xơ tuyến vú…
Trong trường hợp này, tuyệt đối không cho bé bú sữa mẹ vì chất lượng sữa đã không còn đảm bảo. Điều mẹ cần làm là nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị tránh những biến chứng xấu.
1.4 Áp xe vú là hiện tượng nghiêm trọng của triệu chứng tắc tia sữa khi cai sữa
Áp xe vú là hậu quả của việc cai sữa sai phương pháp, nhiễm trùng đầu vú dẫn đến tắc tia sữa trong thời gian dài. Lúc này, bên trong bầu ngực đã xuất hiện những ổ viêm do vi khuẩn thường do tụ cầu, liên cầu, phế cầu… gây ra. Áp xe vú khiến mẹ cảm thấy đau đớn, bởi có hầu hết các triệu chứng của tắc tia sữa. Chỉ cần cử động nhẹ cánh tay cũng đã thấy nhức, cảm giác bầu ngực căng hết mức khiến cho mẹ suy nhược cơ thể dần.
Áp xe vú thường có 3 giai đoạn chính: ổ viêm, áp xe và hoại tử. Để giải quyết được hiện tượng áp xe vú, mẹ cần dùng các loại kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, biến chuyển nặng, mẹ không nên tiếp tục điều trị áp xe tại nhà mà nên đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời xử lý các ổ viêm và phương pháp điều trị phù hợp.
2. Tắc tia sữa nguy hiểm như thế nào?
Tuỳ vào thời điểm mẹ phát hiện các triệu chứng sớm hay muộn để xác định được mức độ nghiêm trọng của tắc tia sữa trong khi cai sữa. Có thể chỉ là gây mệt mỏi cho mẹ, ngực căng khó chịu một vài ngày và khỏi ngay nếu mẹ nhanh chóng thông tắc tuyến sữa. Tuy nhiên, khi mẹ xử lý tắc tia sữa không đúng cách khiến tình trạng viêm kéo dài cũng sẽ dẫn đến tuyến vú có nguy cơ mất chức năng tiết sữa, các ổ nhiễm trùng lây lan tới các mạch máu gây biến chứng nặng, dẫn đến hoại tử vú và các bộ phận cực kỳ nguy hiểm.
3. Phải làm thế nào để phòng ngừa các triệu chứng do tắc tia sữa gây nên?
Mẹ cần trang bị những kiến thức căn bản khi cho con bú cũng như tìm hiểu phương pháp cai sữa hợp lý để áp dụng.
– Cai sữa cho bé bằng cách giảm từ từ tần suất cho bé bú hàng ngày
– Tiến hành hút bớt lượng sữa trong vú ra khi bé bú ít, không được nặn hết hay nặn thường xuyên bởi càng nặn đều đặn thì sữa càng tiết ra
– Vệ sinh bầu ngực và cho bé bú đúng cách
– Chọn áo ngực phù hợp, dễ chịu, tránh mặc những loại áo chật, chất liệu không đảm bảo
– Giữ tinh thần thoải mái và chế độ sinh hoạt phù hợp
– Bổ sung nhiều dưỡng chất dạng lỏng, các thực phẩm giúp tiêu sữa
– Xoa bóp bầu ngực thường xuyên, có thể kết hợp massage khi mẹ tắm nước ấm bằng vòi hoa sen
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng lá bắp cải để hỗ trợ giảm các triệu chứng gây ra do tình trạng tắc tia sữa. Lượng lớn phytoestrogen trong lá bắp cải sẽ làm lạnh mạch máu, giảm sưng các mô và chống viêm hiệu quả.
Các mẹ biết đấy, để giảm tình trạng căng sữa khi cai sữa cho con thì điều quan trọng mẹ cần làm là giảm dần lượng sữa tiết ra, tránh ngưng cho bé bú một cách đột đột. Mẹ vẫn cần duy trì cho trẻ bú mẹ trong quá trình chuyển dần sang bú bình, làm quen với ăn dặm bởi trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể và dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Mẹ có thể tham khảo sử dụng thuốc cai sữa hay băng ép sữa để cai sữa hiệu quả hơn. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, không nên chủ quan phải cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và phương pháp điều trị cụ thể cho mẹ.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ cai sữa cho bé hiệu quả, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI nếu mẹ có thắc mắc hay bất kỳ khó khăn nào trong quá trình cai sữa nhé.