Nhiều mẹ bầu khi rơi vào tình trạng tắc sữa thường đặt ra các câu hỏi như: tắc tia sữa đắp lá gì cho thông tia, chữa theo cách dân gian có hiệu quả không?… Cùng trả lời cho những thắc trên trong bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin về tình trạng tắc tia sữa của mẹ sau sinh
1.1. Thế nào mới được gọi là tắc tia sữa
Quy trình sản xuất sữa mẹ đó là: Sữa mẹ được các nang sữa tiết ra, theo các ống dẫn sữa dồn xuống khoang chứa đằng sau quầng vú. Khi có chướng ngại vật trong ống dẫn sữa sẽ dẫn đến tình trạng sữa mẹ bị tắc lại trong ống dẫn. Từ đó cục tắc sữa được hình thành trong ngực mẹ, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng ống dẫn sữa bị bịt kín. Cục tắc có thể phát triển thành viêm nếu không được thông kịp thời làm mẹ cảm thấy đau nhức tại nơi cục hình thành.
1.2. Những nguyên nhân của tình trạng tắc tia sữa
Việc dòng chảy cửa sữa bị chặn lại là việc thường thấy và rất dễ xảy ra. Những nguyên nhân có thể làm dòng chảy này bị bít tắc lại có thể là:
– Em bé không được bú mẹ sớm do sinh non cần nằm lồng ấp, hoặc em bé gặp khó khăn khi ngậm ti mẹ đúng khớp, hoặc mẹ không cho em bé bú mẹ trực tiếp mà vắt ra ti bình, hoặc mẹ không cho bé ngậm đúng khớp và đủ lượng sữa cần thiết, không bú hết sữa trong bầu ngực cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc sữa.
– Mẹ không cho bé bú đúng giờ, đúng lịch trình. Có thể mẹ để cho con ngủ thêm, mẹ bận việc không thể cho con bú,v…v…cũng là nguyên nhân khiến cho lượng sữa ở trong bầu ngực của mẹ lâu hơn bình thường, dẫn đến khả năng tắc sữa.
– Mẹ không làm trống bầu ngực sau khi con bú. Sau khi bé đã ăn no, mẹ cần dùng máy hoặc tay để vắt hết lượng sữa ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ đã không làm điều này dẫn đến sữa bị lưu lại trong bầu ngực.
– Mẹ ăn uống không hợp lý, không có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với người nuôi con bằng sữa mẹ khiến cho nguy cơ tắc sữa tăng cao hơn.
– Sau khi sinh, nhiều mẹ thường bị căng thẳng mệt mỏi do chăm sóc con. Việc stress lâu ngày cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua trong việc gây nên tình trạng tắc sữa.
– Mẹ không vệ sinh bầu ngực thường xuyên sau khi cho con ăn, điều này có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây nên hiện tượng viêm tắc sữa.
– Bầu ngực của mẹ bị chèn ép quá nhiều do mặc quần áo chật, áo ngực chật hoặc do mẹ có thói quen nằm sấp khi ngủ cũng làm cho ngực bị chèn lại, các ống dẫn sữa cũng bị ép lại và dòng sữa chảy không thông thoáng, dẫn đến tắc dần tia sữa.
– Mẹ uống quá ít sữa cũng là nguyên nhân khiến cho mẹ bị tắc sữa, nhất là với những mẹ ăn nhiều chất béo, chất đạm làm cho sữa trở nên “đặc” hơn, dễ tắc hơn nếu lượng nước mẹ uống hàng ngày không đủ.
1.3. Triệu chứng tắc tia sữa
Khi mẹ bắt đầu bị tắc sữa sẽ có những triệu chứng như sau:
– Cảm thấy đau nhức ở một vào vùng trên ngực
– Ấn vào ngực cảm thấy nổi cục cứng ở 1 hoặc vài nơi trên ngực
– Thấy một mảnh đỏ trên bầu ngực, ấn vào thấy đau nhức
– Lượng sữa giảm đi đáng kể
– Có mẹ còn cảm thấy gai lạnh người hoặc sốt nhẹ
Nếu để lâu hơn mà không thông tắc, việc tắc sữa có thể nặng hơn chuyển biến thành viêm tuyến vú, khi đó mẹ sốt cao và đau nhức mạnh hơn.
2.Cách để chấm dứt tình trạng tắc tia sữa
2.1. Tắc tia sữa đắp lá gì sau khi sinh vài ngày đầu
Khi mới sinh, mẹ nào cũng sẽ gặp hiện tượng cương sữa sinh lý, vì thế mẹ cần phải tích cực cho bé bú ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt, trong những giờ đầu sau sinh để kích thích hormone giải phóng sữa tiết ra nhiều. Càng tiết nhiều thì lượng sữa chảy ra ngoài càng nhanh hơn, mẹ sẽ đỡ dần việc căng tức sữa.
Bên cạnh đó, có nhiều mẹ áp dụng một số cách đắp lá dân gian như sau:
Dùng lá mít để chữa tắc tia sữa hiệu quả, mẹ có thể thực hiện như sau:
– Chọn lấy 18 lá mít loại bánh tẻ dày, to. Sau đó rửa sạch rồi để ráo và hơ trực tiếp lên lửa.
– Đắp một chiếc khăn mỏng lên ngực rồi mới đắp mỗi bên ngực 9 lá mít, tránh mẹ bị bỏng do nóng. Tập trung đặt vào những chỗ cứng nhất trên ngực.
– Xoa bóp massage từ ngoài vào trong theo hình xoắn ốc, từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho con bú ngay để rút hết sữa trong ngực mẹ.
Dùng củ hành tím để chữa tắc sữa lúc mới sinh cũng rất hiệu quả mà cách làm lại rất đơn giản.
– Hành tím chọn củ to, tươi mới, lột bỏ vỏ và rửa sạch bên ngoài. Sau đó cắt thành lát dày khoảng 1,5cm.
– Đặt lên hai bầu ngực trừ đầu ti và dùng khăn giấy mềm phủ lên rồi băng lại để nguyên.
Mẹ làm như vậy 2 lần/ngày và trong khoảng từ 3-4 ngày là tình trạng tắc sữa sẽ được cải thiện.
2.2. Tắc tia sữa đắp lá gì trong thời kỳ cho con bú
Khi bị tắc sữa trong thời ký cho con bú, nhiều mẹ cũng dùng những loại lá sau để đắp lên ngực để cải thiện tình trạng tắc:
– Lá bắp cải: Mẹ cần một bắp cải tươi, không dập nát. Sau đó dùng dao nhẹ nhàng tách các lá bắp cải ra khỏi búp. Sửa sạch nhẹ nhàng dưới vòi nước sạch sau đó úp lại cho thật ráo nước. Lưu ý, chọn những lá dày và to phù hợp với kích thước ngực của mình.
Hơ lửa phần cọng cứng của lá, càng nóng càng tốt. Sau đó đắp một chiếc khăn mỏng lên để bảo vệ ngực rồi đắp lá bắp cải lên vùng tắc sữa rồi dùng tay day mạnh vòng tròn để làm tan cục tắc. Khi nào lá bắp cải nguội thì lại hơ nóng tiếp, nếu lá héo quá thì có thể thay bằng lá mới.
Lá bắp cải không chỉ có tác dụng làm tan cục tắc mà còn có khả năng giảm đau, giảm viêm.
Lưu ý: sau khi đã hết tắc, mẹ nên dừng việc đắp lá bắp cải lại, nếu lạm dụng có thể làm sữa bị giảm đi.
– Chữa tắc sữa bằng lá tía tô và lá rau dừa nước. Dùng một nắm lá tía tô và rau dừa nước rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo nước. Sau đó giã nát cả hai loại rau này rồi đắp lên vùng ngực, tập trung ở những vùng bị tắc. Cứ đắp như vậy trong khoảng 3 ngày để thông sữa dần dần.
– Lấy quả đu đủ non rửa sạch bên ngoài, lau khô rồi cắt lát mỏng. Hơ nóng những lát đu đủ trên lửa rồi dùng khăn mỏng phủ lên ngực và đắp lát đu đủ đã hơ nóng lên. Khi nào thấy lát đu đủ nguội thì lại hơ nóng và đắp lên. Sau đó massage để thông sữa và cho con bú ngay để rút hết sữa đang tắc trong ngực ra.
Trên đây là những gợi ý về việc tắc tia sữa đắp lá gì cho nhanh thông sữa. Tuy nhiên khi cân nhắc áp dụng những phương pháp này, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ bởi đây là những phương pháp chưa được kiểm chứng. Trong trường hợp tắc tia sữa nặng, áp dụng các phương pháp khác nhau mà vẫn không đỡ tắc, mẹ nên đến các bệnh viện, phòng khám để được thăm khám và điều trị.
Quy trình khám và điều trị tắc tia sữa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI như sau:
– Bệnh nhân được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
– Bệnh nhân được siêu âm để xác định tình trạng viêm tắc tia sữa.
– Massage và chiếu đèn hồng ngoại để thông sữa theo chỉ định của bác sĩ.
– Hút sữa ra ngoài.
Quy trình được thực hiện trong từ 3-7 ngày tùy trình trạng tắc của bệnh nhân.
Để được tư vấn về các dịch vụ liên quan đến thông thắc sữa, liên hệ ngay các mẹ nhé!