Mắt bị sụp mí khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Thông thường, mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ đem đến cảm giác khó chịu và mất đi tính thẩm mỹ cho người mắc. Nguyên nhân nào gây sụp mí? Người bị sụp mí mắt nên làm gì để cải thiện tình trạng này? Để hiểu thêm về nguyên nhân và cách khắc phục sụp mí khi ngủ dậy, mời theo dõi trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy

Sụp mí mắt khi ngủ dậy là tình trạng mí mắt trên nằm ở vị trí thấp hơn mức bình thường, khiến cho tầm nhìn và khả năng nhìn của người mắc bị hạn chế. Không những vậy, tình trạng này còn khiến cho thẩm mĩ trên khuôn mặt bị ảnh hưởng, gây cảm giác khó chịu cho người bị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể bao gồm:

1.1. Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc

Nếu thức khuya và ngủ không đủ giấc, rất có thể sáng hôm sau ngủ dậy mắt sẽ bị sưng phồng. Tình trạng mắt sưng sau khi thức giấc xảy ra thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các mô mỡ tích tụ xung quanh mí mắt, lâu dài sẽ tạo nên tình trạng mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy.

Không những vậy, thức khuya khiến cho các cơ mí mắt không được nghỉ ngơi, phải hoạt động liên tục để giữ cho mắt mở. Về lâu dài, chức năng nâng đỡ của cơ bị giảm xuống, vừa khiến mí sụp xuống vừa giảm tính đàn hồi.

Nguyên nhân khiến mắt bị sụp mí khi ngủ dậy

Việc thức khuya và thiếu ngủ lâu dài sẽ tạo nên tình trạng mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy

1.2. Căng thẳng kéo dài và thói quen sinh hoạt có hại cho mắt

Với người bị căng thẳng kéo dài, tinh thần không ổn định, chất lượng giấc ngủ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng sụp mí khi ngủ dậy như đã nói ở nguyên nhân trên.

Bên cạnh đó, một số thói quen như dụi mắt thường xuyên, xem điện thoại trước khi ngủ,… cũng khiến mắt bị sụp mí. Ngoài ra, chế độ ăn uống chứa nhiều muối, ăn nhiều đồ ngọt cũng khiến cho cơ thể bị tích nước xung quanh bọng mắt và gây nên hiện tượng sụp mí khi ngủ dậy.

1.3. Mắc các bệnh lý về mắt

Ngoài hai nhóm nguyên nhân thường gặp do thói quen sinh hoạt hằng ngày này, nếu như mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy còn có thể do ảnh hưởng của bệnh lý. Cụ thể một số bệnh về mắt như nhược cơ, viêm bờ mi, đau mắt đỏ, viêm kết mạc, tổn thương hoặc liệt dây thần kinh,… cũng sẽ khiến mắt bị sụp mí. Do đó, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đau rát, sưng đỏ, chảy nước mắt, thị lực mờ,… đi kèm, người bệnh cần đi khám ngay để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

1.4. Do sự lão hóa

Mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy là hiện tượng mà khá nhiều người già gặp phải trong cuộc sống hàng ngày do lão hóa. Khi càng lớn tuổi, tình trạng lão hóa diễn ra càng nhanh khiến da bị nhăn nheo, chảy xệ và gây nên tình trạng sụp mí mắt. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người cao tuổi có làn da hơi khô ráp hoặc đang bị thừa cân, béo phì.

Nguyên nhân thứ 4 khiến sụp mí kkhi ngủ dậy

Khi về già, mắt bị lão hóa cũng khiến cho mí mắt bị sụp

2. Các cách giải quyết và phòng ngừa mắt bị sụp mí

2.1. Những phương pháp giải quyết tức thời tình trạng sụp mí khi ngủ dậy

Với những trường hợp thỉnh thoảng mắt mới bị sụp mí, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp sau đây giúp loại bỏ việc sụp mí mắt sau khi thức dậy.

– Chườm khăn lạnh vùng mắt: Đây là giải pháp đơn giản nhất giúp làm giảm tình trạng sụp mí mắt. Quy trình thực hiện phương pháp cũng vô cũng đơn giản. Mọi người chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch có độ dày vừa phải, bọc quanh viên đá nhỏ để chườm lên vùng mắt bị sụp mí. Đá lạnh sẽ giúp cho các cơ mắt được co lại, khắc phục tình trạng sụp mí và khiến mắt tỉnh táo hơn.

– Chườm khăn ấm vùng mắt: Tương tự như chườm khăn lạnh thì chườm khăn nóng cũng giúp giảm bớt tình trạng sụp mí mắt khi ngủ dậy. Mọi người cần làm ấm khăn bằng nước có độ ấm vừa phải, chườm lên vùng mắt cho đến khi khăn nguội hẳn. Nhiệt độ từ khăn cũng là cách giúp mắt sảng khoái hơn và cải thiện được sụp mí mắt.

– Mát xa mắt: Đây cũng là cách giúp cho mắt dễ chịu hơn và khắc phục tình trạng mắt bị sụp mí. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mọi người chỉ cần dùng hai ngón tay rồi tiến hành mát xa nhẹ nhàng lên vùng mắt từ trong ra ngoài trong khoảng 5 phút là có thể loại bỏ tình trạng mắt bị sụp mí.

Đây chỉ là các biện pháp tạm thời, vì vậy để cải thiện hoàn toàn tình trạng này, mọi người cần chú ý thay đổi từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

các biện pháp hạn chế bớt tình tạng sụp mí

Chườm khăn nóng/ lạnh là phương pháp đơn giản nhất giúp giảm bớt tình trạng sụp mí

2.2. Làm gì để phòng ngừa việc mí mắt bị sụp sau khi ngủ dậy?

Để tránh việc mắt bị sụp mí thì mọi người nên thay đổi bắt đầu từ những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể:

– Ngủ đủ giấc, không thức khuya và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Chẳng hạn như tập thói quen ngủ đúng giờ quy định, bố trí không gian ngủ thoải mái để có được giấc ngủ sâu và ngon giấc.

– Tránh các thói quen sinh hoạt xấu như dụi mắt, sử dụng điện thoại trước giờ ngủ,…

– Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mắt như nhỏ thuốc dưỡng mắt, bổ sung các vitamin tốt cho mắt.

– Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, không nên sử dụng quá nhiều muối, đường trong thực đơn hàng ngày.

– Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

– Vệ sinh mắt sạch sẽ, tránh các khu vực ô nhiễm, khói bụi hoặc có những biện pháp bảo vệ măt sđi phải tiếp xúc với môi trường độc hại.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mắt bị sụp mí khi ngủ dậy. Mong rằng những thông tin trên phần nào đã giúp mọi người hiểu hơn và có cho mình cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital