Một trong những vấn đề nhiều mẹ sau sinh hay gặp phải nhất là tình trạng mẹ bị tắc tia sữa. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây cho mẹ nhiều đau đớn, khó chịu mà còn khiến cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ bị ảnh hưởng thậm chí là nhiều hậu quả xấu nếu không được chữa trị kịp thời. Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ mách mẹ một số cách điều trị tắc tia sữa hiệu quả, tránh tái phát để mẹ có thể tham khảo
Menu xem nhanh:
1. Một số triệu chứng của mẹ bị tắc tia sữa? Thời điểm nào thường xảy ra tình trạng tắc tia sữa ở mẹ
1.1 Triệu chứng của mẹ bị tắc tia sữa
Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi mẹ tắc tia sữa là khi sờ vào bầu ngực thấy xuất hiện những điểm đông kết, cục cứng. Sau đó những dấu hiệu sẽ tăng dần theo thời gian như ngực căng cứng hơn, sưng to hơn so với bình thường và có cảm giác đau nhức khi chạm vào. Ngoài ra lượng sữa tiết ra cũng ít hơn kể cả khi mẹ chủ động vắt sữa. Một số trường hợp tắc tia sữa nặng mẹ có thể bị phát sốt, xuất hiện mủ dẫn đến mất sữa. Khi gặp phải tình trạng này mẹ cần làm các biện pháp thông tắc, khơi thông dòng chảy của sữa để đảm bảo lượng sữa cho con bú cũng như hạn chế các hậu quả không mong muốn về sau
1.2 Thời điểm nào mẹ bị tắc tia sữa?
Tắc tia sữa có thể xảy ra trong bất kỳ thời điểm nào sau sinh. Nhưng nhiều nhất vẫn là trong 2-3 ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy vú căng tức, nặng nề hơn. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa nhưng chậ và có cảm giác như nổi cục.
Theo một số thống kê cho thấy có khoảng 15% mẹ cho con bú bị cương tức bầu ngực và cũng có thể gặp phải tình trạng bị sốt hay nổi cục cứng, chảy mủ
2. Do đâu mẹ bị tắc tia sữa?
Một số nguyên nhân khiến mẹ tắc tia sữa có thể kể đến như:
– Sau sinh: sữa được sản xuất nhiều tuy nhiên chưa được cho con bú nên ứ đọng làm cho bầu ngực căng cức, tích sữa dẫn đến tắc tia sữa. Nhiều mẹ sau sinh bị sốt vì tắc tia sữa.
– Lượng sữa nhiều: mẹ có nhiều sữa quá hoặc bé bú quá ít cũng khiến mẹ tắc tia sữa. Vì khi đó lượng sữa dư tồn đọng lại trong bầu ngực. Với trường hợp này mẹ nên dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa ra hết để trữ đông cho bé dùng dần
– Bé bú sai khớp, không đúng cách: với những mẹ sinh con lần đầu chưa biết cách cho con bú đúng cách, sai khớp dẫn đến việc sữa không tiết ra hoặc tiết ít. Bé bú không đủ mà mẹ dư thừa sữa. Bên cạnh đó, do sữa không tiết ra, bé khát sữa có thể xảy ra việc nhai, nút ti mẹ làm tổn thương. Lúc này sẽ nguy hiểm hơn, vì đầu vú bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các trường hợp tắc tia sữa mưng mủ, phát sốt
– Mẹ cho bú không đúng cữ, không thường xuyên: trên 5 tiếng mẹ không hút sữa hay cho bé bú sẽ khiến sữa dư trong bầu ngực bị động, gây ứ tắc ống dẫn
– Ngực mẹ chịu áp lực từ áo ngực và các vận động quá sức khác
– Mẹ không hút hết lượng sữa dư trong bầu ngực mà mẹ sản xuất ra. Điều này vừa ảnh hưởng đến chất lượng sữa vừa gây tắc tia sữa do ứ đọng lâu ngày
– Mẹ bị stress, căng thẳng
Tắc tia sữa không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng một số mẹ vẫn chủ quan và không có cách điều trị thích hợp kịp thời gây những hậu quả đau đớn ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Các mẹ nên nắm rõ một số nguyên nhân gây ra tắc tia sữa để có cách phòng tránh và nhận biết nhanh nhất để có hướng giải quyết triệt để, đúng cách khi mắc phải.
3. Điều trị tắc tia sữa
Với tắc tia sữa thì cần dùng các biện pháp vắt sữa để thông tia như cho con bú, vắt sữa hoặc dùng máy hút sữa. Khi các tia thông sữa mẹ sẽ không còn gặp tình trạng sốt, mưng mủ tránh viêm, áp xe vú, mất sữa nữa. Nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài sẽ gây những hậu quả không mong muốn như viêm nhiễm nặng tuyến vú, lúc đó phải dùng đến kháng sinh tiêm hoặc uống hoặc kết hợp trích tháo mủ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa và sức khỏe người mẹ
Một số cách điều trị tắc tia sữa phù hợp với tình trạng của từng mẹ:
– Khi mẹ bị tắc sữa sốt cao, xuất hiện mủ ( bé bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa thể hiện khi đi đại tiện chất xanh, phân bọt hoặc nặng hơn có thể tiêu chảy ) thì mẹ cần phải ngưng cho bé bú. Điều trị khỏi mưng mủ mới cho bú lại để đảm bảo chất lượng sữa.
– Khi tắc tia sữa nổi cục đông cứng thì mẹ vẫn tiếp tục cho bú, thường xuyên và đều đặn. Ngoài ra mẹ nên kết hợp với day, massage và chườm nóng bầu ngực để thúc đẩy các cục đông cứng tan ra, thông tắc tia sữa. Mẹ massage bằng cách dùng 1 hoặc 2 bàn tay đè ép lên bầu ngực hoặc thành vú, dùng lực vừa đủ để day ép các vị trí xuất hiện cục sữa đông kết. Nên day theo vòng tròn, cường độ tăng dần, sau khoảng 15-20 lần thì làm ngược lại, làm nhiều lần để đạt hiệu quả cao nhất.
– Một trong những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa ở mẹ là do stress căng thẳng vậy nên muốn hạn chế giảm thiểu tình trạng này mẹ cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan tích cực, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu khi sinh em bé. Mẹ có thể tâm sự, chia sẻ cảm xúc với chồng, người thân, bạn bè để giảm bớt áp lực. Bên cạnh đó cũng xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất để vừa có sức khỏe phục hồi sau sinh vừa đảm bảo chất lượng sữa cho con bú
– Bổ sung nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.
– Sử dụng thêm máy hút sữa giúp hút sạch lượng sữa dư còn sót lại trong bầu ngực
Trong những trường hợp mẹ đã thử tự chữa tắc tia sữa ở nhà nhưng không mang lại hiệu quả thì nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên môn để điều trị tránh hậu quả khôn lường. Hiện nay, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI áp dụng chiếu tia hồng ngoại hiện đại và massage giúp thông tắc tia sữa sau sinh cho mẹ rất hiệu quả, được nhiều chị em lựa chọn. Với phương pháp này, mẹ được khai thông tuyến sữa, giúp thông tia sữa nhanh chóng, không ảnh hưởng đến hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó mẹ cũng được những bác sĩ chuyên môn thăm khám, tư vấn và hướng dẫn các cách cho con bú đúng khớp, dinh dưỡng giúp nguồn sữa dồi dào đủ chất và hạn chế tình trạng tắc tia sữa sau sinh.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ bị tắc tia sữa mà Thu Cúc TCI cung cấp cho các mẹ sau sinh, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào mẹ liên hệ để được tư vấn về dịch vụ một cách nhanh nhất nhé!