Lý do nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Viêm gan B là bệnh lý do virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm. Để tránh nguy cơ lây nhiễm thì tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh nhằm phòng bệnh là việc làm vô cùng cần thiết. Đây là một hoạt động tiêm có độ an toàn cao và đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng tránh nhiễm bệnh.

1. Một số nét về bệnh lý viêm gan B

Viêm gan B bị gây ra bởi virus HBV (Hepatitis B Virus), có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng. Giai đoạn đầu hoạt động, virus viêm gan B gây bệnh viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu cơ thể không tự miễn với virus, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi virus đi vào trong cơ thể, virus HBV bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan, phá hủy và làm rối loạn hoạt động của tế bào gan và gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm như:

– Suy giảm chức năng gan: Khi cơ thể nhiễm virus HBV sẽ phá hủy tế bào từ bên trong, gây tổn thương gan và làm rối loạn hoạt động gan như thải độc, lọc máu…

Xơ gan: Viêm gan B nếu không điều trị sớm sẽ gây xơ gan, ngăn chặn dòng máu đi qua gan và làm suy giảm nặng nề chức năng gan.

Ung thư gan: Viêm gan B làm tăng sinh các tế bào gan ác tính, lâu dần sẽ tiến triển thành ung thư gan.

Viêm gan có thể lây nhiễm qua một số đường sau:

1.1 Lây qua đường máu

Viêm gan B có thể lây nhiễm vào cơ thể qua tiếp xúc đường máu của người nhiễm bệnh gồm:

– Vết thương hở tiếp xúc lẫn máu của người nhiễm bệnh.

– Dùng chung bàn chải hoặc dao cạo râu của người mắc viêm gan B.

– Dùng lại kim để xăm mình, xỏ lỗ tai.

– Dùng lại kim tiêm y tế.

1.2 Lây từ mẹ sang con

Khi người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, khả năng lây nhiễm viêm gan B cho trẻ là rất cao. Tỷ lệ lây nhiễm tăng cao cùng với thời gian phát triển của bé cho tới khi trẻ ra đời. 50% số trẻ bị nhiễm viêm gan B trong giai đoạn này có thể bị viêm gan B mạn tính, đe dọa nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

1.3 Lây qua đường tình dục

Virus HBV có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong khi quan hệ.

viêm gan B

Khi người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, khả năng lây nhiễm viêm gan B cho trẻ là rất cao.

2. Lý do nên tiêm cho trẻ sơ sinh vắc xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh

Đối với các bà mẹ mắc viêm gan B thì thường được khuyên nên tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm trong vòng 24 giờ từ khi ra đời. Đây là biện pháp hiệu quả giúp phòng tránh tốt việc lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Tỷ lệ di truyền viêm gan B từ mẹ sang trẻ rát cao và có tới 90% nguy cơ bệnh trở thành mạn tính.

Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B càng sớm thì hiệu quả càng cao. Thông thường mũi tiêm viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh giúp phòng ngừa trên 90% khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tiêm càng muộn thì hiệu quả bảo vệ của vacxin càng thấp.

Đối với những trẻ nhỏ được sinh ra từ các bà mẹ nhiễm virus viêm gan B cần được tiêm phòng vacxin không chỉ ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh từ mẹ mà còn ngừa khả năng nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh.

vắc xin viêm gan b cho trẻ sơ sinh

Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B càng sớm thì hiệu quả càng cao.

3. Một số lưu ý đặc biệt khi tiêm viêm gan B

3.1. Phác đồ tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh thì nên tiêm phòng đủ 4 mũi theo phác đồ tiêm như sau:

– Mũi đầu tiên: Được tiêm ngay trong 24 giờ sau sinh.

– Mũi tiêm thứ 2: Tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.

– Mũi tiêm thứ 3: Tiêm khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.

– Mũi tiêm thứ 4: Tiêm khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.

3.2. Các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết. Phương pháp này được đánh giá rất an toàn và được sử dụng phổ biến.

Sau khi tiêm trẻ có thể gặp những phản ứng thông thường như: Đau, sưng, tấy đỏ ngay tại vị trí tiêm hoặc sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.

Tuy có một vài trường hợp sốc phản vệ sau tiêm nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. Do vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng khi cho trẻ tiêm phòng sớm. 24 giờ sau sinh là khoảng thời gian bé được chăm sóc tại bệnh viện nên khi xuất hiện bất kỳ phản ứng nào sẽ được xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Theo dõi trẻ 30 phút sau khi tiêm và tiếp tục quan sát tình trạng sức khỏe trẻ 24 giờ sau tiêm.

– Trẻ quấy khóc nhiều hơn. Không nên cho trẻ nằm bú, nên cho ăn khi trẻ còn thức.

– Nên theo dõi và cho trẻ tới cơ sở y tế ngay nếu có biểu hiện bất thường như: Sốt cao kéo dài, co giật, người tím tái, khó thở…

3.3. Không tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong trường hợp nào?

Thể trạng khỏe mạnh là điều kiện cần thiết trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt thì không nên tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu:

– Trẻ bị dị tật bẩm sinh.

– Trẻ bị ốm, sốt.

– Trẻ sinh non, trọng lượng cơ thể dưới 2 kg.

– Một số yếu tố khác như: Mẹ đẻ khó, ngạt nước ối… cần có sự chỉ định của bác sĩ để thực hiện tiêm phòng vacxin.

Vắc xin viêm gan B đạt được hiệu quả tốt nhất nếu trẻ được tiêm phòng trong 24 giờ sau sinh. Nếu trẻ không tiêm hoặc trong trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm thì cần tiêm bổ sung sớm trong vòng 7 ngày sau sinh càng sớm càng tốt.

Bệnh viêm gan B dễ lây nhiễm, dễ biến chứng và gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tiêm sớm và tiêm đầy đủ theo đúng phác đồ được chỉ định để vacxin phát huy tối đa hiệu quả.

vacxin viêm gan B

Vắc xin viêm gan B đạt được hiệu quả tốt nhất nếu trẻ được tiêm phòng trong 24 giờ sau sinh

Bài viết trên là những thông tin về lợi ích của hoạt động tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp về vắc xin viêm gan B, liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital