Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội, … Tuy nhiên, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các chấn thương không đáng có. Lời giải đáp cho câu hỏi “thoát vị đĩa đệm không nên tập gì” sẽ có ở bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh đó là lớp vỏ, nhân nhầy ở giữa. Đĩa đệm chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo và uyển chuyển cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép các rễ thần kinh gây đau, tê bì. Tình trạng này xảy ra thường do sang chấn hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống.
2. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể gặp phải như sau:
– Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế trong thời gian dài, khiến đĩa đệm và cột sống tổn thương.
– Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến mà đa số bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống mất nước, thoái hóa xơ cứng và dễ tổn thương.
– Do chấn thương ở vùng lưng để lại di chứng.
– Các bệnh lý bẩm sinh hoặc các bệnh ở vùng cột sống bao gồm gù vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, …
– Yếu tố di truyền
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm bao gồm:
– Cân nặng của cơ thể: cân nặng càng lớn, gánh nặng lên đĩa đệm cột sống càng lớn đặc biệt ở vùng thắt lưng.
– Nghề nghiệp: người lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
3. Giải đáp: Người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên tập gì?
Việc tập luyện thể thao đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chúng ta. Với những người mắc bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, việc tập luyện giúp cải thiện triệu chứng bệnh, tăng cường sức bền của xương. Tuy nhiên, không phải môn nào người bệnh cũng có thể tập. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để có phác đồ điều trị cũng như cách sinh hoạt, tập luyện phù hợp. Một số môn tập không phù hợp với căn bệnh này như sau:
3.1. Người bị đau thoát vị đĩa đệm không nên tập gì? – Tập gym
Động tác gym như cúi xuống nâng tạ lên tác động lớn đến cột sống, gây sốc. Tương tự, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng khiến triệu chứng đau lưng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh tập các động tác liên quan đến tạ để hạn chế áp lực lên cột sống.
3.2. Chạy bộ
Đĩa đệm đảm nhận vai trò giảm xóc cho cột sống. Khi người bệnh chạy bộ liên tục, toàn bộ trọng lượng sẽ dồn ép lên chân và thắt lưng, gây căng thẳng tới đĩa đệm. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh chạy bộ để tránh làm tăng mức độ trầm trọng của triệu chứng.
3.3. Các môn có động tác vặn người
Trả lời câu hỏi: thoát vị đĩa đệm không nên tập gì? Các môn như chơi golf, cầu lông, tennis cũng không phù hợp với người bệnh. Lý do là vì khi chơi cần thực hiện động tác vặn người sẽ vô tình làm đĩa đệm thoát vị nhanh hơn bình thường.
3.4. Người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên tập gì? – Bóng đá
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhưng yêu cầu phải di chuyển nhanh, xoay người, thực hiện cú sút với lực mạnh, tập trong thời gian dài khiến cơ vùng háng và cột sống bị áp lực và dẫn tới tổn thương.
3.5. Bóng rổ
Khi chơi bóng rổ, người chơi phải bật nhảy, xoay người đột ngột và liên tiếp nên không chỉ gây chấn thương cho vùng lưng hông mà còn ảnh hưởng đến cánh tay, cổ tay, khớp gối và cổ chân.
3.6. Các bài tập riêng cho chân
Các bài tập nhấn mạnh vào chân có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Đơn giản như động tác co hoặc đẩy chân cũng làm tăng áp lực vùng đốt sống ở vùng cụt. Chính vì vậy, người có vấn đề với đĩa đệm cột sống nên tránh tập những động tác, bài tập này.
3.7. Động tác ngồi xổm
Ngồi xổm cũng thuộc danh sách các tư thế không tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là vì nếu ngồi xổm lâu sẽ làm tăng áp lực lên phần cột sống và đĩa đệm khiến hai bộ phần này bị chèn ép quá lâu, không hấp thu được dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, dẫn đến đau lưng và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
4. Những lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi tập thể dục
– Cần khởi động và làm nóng cơ thể thật kỹ, chuẩn bị trước những động tác mạnh nhằm tránh tổn thương xương khớp xảy ra.
– Nên tập những động tác nhẹ và tăng cấp độ dần lên để cơ thể thích nghi, làm quen.
– Tránh các động tác sai tư thế như xoay vặn mình nhanh, đột ngột để hạn chế làm tăng áp lực lên đĩa đệm khiến nhân nhầy thoát ra ngoài nhanh hơn.
– Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường độ dẻo dai cho cột sống cũng như hệ thống xương khớp trước những vận động mạnh.
Người bị thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể tập luyện và vận động vừa sức sẽ đem đến nhiều lợi ích trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu nhận thấy triệu chứng đau nặng hơn và xuất hiện một số dấu hiệu như sau thì cần nhanh chóng đến bệnh viện:
– Tê liệt ở chân
– Đau tê vùng mông
– Khó tiểu
– Khó đại tiện
– Bị yếu đột ngột bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể
Chớ chủ quan và lơ là điều trị vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng thậm chí biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngay khi có triệu chứng cảnh báo, người bệnh nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để nhận được sự tư vấn, phác đồ điều trị phù hợp cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.