Liệt mặt và méo miệng sau đột quỵ là một trong những dấu hiệu phổ biến nhiều người bệnh gặp phải. Di chứng này không chỉ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy liệt mặt và méo miệng biểu hiện thế nào, nguyên nhân và cách xử lý ra sao?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân dẫn tới liệt mặt và méo miệng khi đột quỵ
Đột quỵ và tình trạng lượng máu và chất dinh dưỡng lên não đột ngột dẫn tới não thiếu oxy và dinh dưỡng khiến não tổn thương một phần hoặc toàn bộ dẫn tới ngưng trệ hoặc rối loạn hoạt động. Điều này có thể dẫn tới chức năng não hay hoạt động của cơ thể rối loạn do vùng não điều khiển đã bị tổn thương.
Tùy theo khu vực não ảnh hưởng sau đột quỵ mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng méo miệng và liệt mặt là dấu hiệu phổ biến. Tuy nhiên tình trạng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, có thể liệt hoàn toàn nửa mặt bên trái hoặc bên phải, méo miệng một bên trái hoặc bên phải. Hoặc cũng sẽ có tình trạng nhẹ hơn, người bệnh chỉ bị liệt một cơ quan.
Méo miệng và liệt mặt xảy ra khi dây thần kinh số VII(thuộc 12 dây thần kinh sọ não) bị liệt sau đột quỵ, dây này chạy song song với mạch máu trong tai và có thể điều khiến biểu cảm các cơ mặt.
Những trường hợp bị độ quỵ khi dây thần kinh này tổn thương có thể khiến người bệnh méo xệch mặt hoặc một bên mặt chảy xệ.
2. Những dấu hiệu liệt mặt và méo miệng điển hình khi bị đột quỵ
Những biểu hiện sớm khi người bệnh đột quỵ méo miệng liệt mặt thông thường là:
– Miệng bị méo một nửa, mặt xệ xuống, nhân trung lệch so với thông thường và hoàn toàn không thấy đau đớn
– Khó khăn trong ăn uống, hay bị rơi vãi đồ ăn
– Chảy nước miếng khi ăn, nói chuyện, khi cười bởi miệng khó khép chặt lại
– Không nói được rõ chữ và tròn vành
– Khó có thể khép cả hai mắt chặt lại kể cả khi ngủ
– Có thể đi kèm với những triệu chứng khác như: tay chân tê cứng, ù tai, khó chịu về mắt…
Tình trạng liệt mặt, méo miệng thường sẽ không nguy hiểm lập tức tới tính mạng của người bệnh tuy nhiên có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt, giao tiếp và thẩm mỹ của người bệnh. Từ đó sinh ra tâm lý tự ti khiến người bệnh thu mình lại.
Bên cạnh dấu hiệu méo mặt kể trên, người bệnh có thể nhận diện đột quỵ thông qua các biểu hiện như sau:
– Mất thăng bằng đột ngột
- Biểu hiện ban đầu thường thấy của đột quỵ là mất thăng bằng và có thể ngã quỵ đột ngột
– Chóng mặt, đau đầu quằn quại
– Khả năng phối hợp các hoạt động hay hoạt động các chi kém
– Mắt kém, thị lực yếu dần
– Cử động tay chân khó, có thể liệt nửa người
– Nói không rõ chữ, phát âm dính chữ, nói ngọng và nói không có nghĩa.
3. Cách để sơ cứu và điều trị cho người bệnh đột quỵ khi bị liệt mặt, méo miệng
3.1 Sơ cứu cho người bệnh liệt mặt và méo miệng sau khi đột quỵ
Khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ như trên, bạn cần thực hiện sơ cứu theo các bước như sau:
– Ấn hai đầu của ngón tay cái vào điểm giao nhau 2 khớp hàm tại 2 bên miệng người bệnh. Nếu như miệng méo về phía phải thì ấn mạnh về hướng trái và ngược lại.
– Hướng dẫn để người bệnh có thể mở miệng và ngáp khi thực hiện massage bấm huyệt, quá trình này nên thực hiện liên tục và lặp lại cho đến khi miệng trở lại như bình thường.
3.2 Điều trị cho người bệnh liệt mặt và méo miệng sau khi đột quỵ thế nào?
Khi đã xuất hiện những dấu hiệu đột quỵ sớm thì bạn cần đi khám và tìm hiểu nguyên nhân và nếu liệt mặt hay méo miệng do đột quỵ thì có thể được điều trị với:
– Nội khoa: Sử dụng thuốc khám viêm, kháng virus, giãn mạch, tái tạo bao myelin, tăng dẫn truyền thần kinh…
– Ngoại khoa: Có thể chỉ định phẫu thuật nếu cần.
– Một số phương pháp điều trị bổ trợ: châm cứu, xoa bóp, tập luyện cơ mặt…
Để có thể điều trị hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
4. Cách để chăm sóc và phòng tránh đột quỵ
– Sàng lọc và dự phòng nguy cơ đột quỵ dẫn tới liệt mặt, méo miệng: Một số bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, rung nhĩ, xơ vữa động mạch… có thể là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ nói chung và méo liệt mặt nói riêng. Do đó, bạn có thể đến các cơ sở y tế để thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ thông qua đánh giá các bệnh lý này. Qua đó có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa sớm.
– Uống thuốc điều trị theo bác sĩ chỉ định: Bạn nên tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, không tùy ý ngừng thuốc hay đổi thuốc.
– Điều chỉnh tâm lý: Đa số bệnh nhân tai biến thường có cảm giác tự ti và mặc cảm và cần người thân hỗ trợ chăm sóc và động viên. Gia đình nên là điểm tựa cho bệnh nhân và giúp bệnh nhân hòa nhập với cuộc sống.
– Tăng cường các hoạt động thể thao: Tập luyện giúp người bệnh phục hồi nhanh và tốt hơn và ngăn chặn bệnh tái phát, đối với bệnh nhân liệt mặt hay méo miệng có thể tập nhai kẹo cao su, thổi bong bóng…
– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh méo miệng, liệt mặt: Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế mỡ động vật và gia vị nhiều. Bên cạnh đó, nên chế biến thức ăn nhỏ và mềm dễ tiêu hóa để người bệnh có thể ăn uống dễ hơn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về liệt mặt và méo miệng sau đột quỵ có thể giúp người bệnh và người thân có những kiến thức quan trọng về bệnh lý này và phòng bệnh hiệu quả. Khi thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ đột quỵ hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý sớm.