Bệnh viêm gan B khá phổ biến và gây nên nhiều hậu quả, biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, các bác sĩ, chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên tiêm ngừa bệnh viêm gan B. Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ lịch tiêm ngừa viêm gan B cho người lớn chi tiết để bạn đọc tham khảo.
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích tiêm ngừa viêm gan B
Vắc xin phòng viêm gan B có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh viêm gan B và những biến chứng nguy hiểm của bệnh như xơ gan, nặng hơn là ung thư gan. Vì vậy, vắc xin này được khuyến nghị sử dụng cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B.
Tuy nhiên, điều quan trọng là tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan B rộng rãi để kiểm soát bệnh trong cộng đồng. Điều này có thể giúp giảm tỷ lệ viêm gan B và đồng thời ngăn chặn viêm gan D do viêm gan D chỉ xảy ra khi cơ thể bị nhiễm viêm gan B.
Cần lưu ý rằng vắc xin phòng viêm gan B không có tác dụng phòng tránh các bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A và virus viêm gan C. Vì vậy, để bảo vệ toàn diện, người dân cũng nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đồng thời, ăn chín uống sôi cũng là 1 phương pháp cần được tuân thủ chặt chẽ nhằm hạn chế các nguồn bệnh lây nhiễm thông qua thực phẩm.
2. Có mấy loại vắc xin phòng viêm gan B cho người lớn?
Trước khi đi vào chi tiết lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn, bạn đọc hãy tìm hiểu về các loại vắc xin phòng bệnh được dùng cho nhóm đối tượng này.
Hiện tại, có hai loại vắc xin được sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên để phòng bệnh viêm gan B. Loại đầu tiên là Twinrix, một vắc xin kết hợp viêm gan A và viêm gan B trong cùng 1 vắc xin. Vắc xin Twinrix có xuất xứ từ Bỉ, là vắc xin đầu tiên tính đến thời điểm hiện tại phòng ngừa được cùng lúc 2 chủng virus gây nên các bệnh lý nặng về về gan. Nếu bạn chưa có kháng nguyên phòng 2 chủng virus viêm gan A,B có thể lựa chọn Twinrix để giảm số lượng mũi tiêm cần thiết.
Loại thứ hai là Herberbiovac HB có xuất xứ từ Cu Ba. Đây là vắc xin phòng ngừa viêm gan B đơn lẻ cho người lớn và trẻ em từ trên 10 tuổi.
Thông tin về các loại vắc xin này là quan trọng để người lớn có thể lựa chọn và tuân thủ lịch tiêm phù hợp. Tuy nhiên, trước khi tiêm chủng bạn vẫn cần xin ý kiến từ chuyên gia y tế để nhận chỉ định tiêm loại vắc xin nào phù hợp với sức khỏe của mình.
3. Lịch tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn tại Thu Cúc TCI
Như đã giới thiệu bên trên, người lớn có 2 loại vắc xin được tiêm chủng để phòng ngừa viêm gan B là Twinrix và Herberbiovac HB. Trong khuôn khổ bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ gửi đến bạn đọc lịch tiêm ngừa viêm gan B cho người lớn chi tiết sau đây:
– Vắc xin Twinrix:
Đối với người lớn từ 16 tuổi trở lên, bạn có thể cần tiêm 2 – 3 mũi tùy vào từng trường hợp cụ thể:
Nếu bạn đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản để phòng ngừa viêm gan B, bạn chỉ cần tiêm 2 mũi cách nhau nửa năm đến 1 năm.
Nếu bạn chưa tiêm mũi vắc xin phòng viêm gan B, bạn tiêm đủ 3 mũi vắc xin Twinrix trong thời gian lần lượt: 0 – 1 – 6 tháng.
– Vắc xin phòng viêm gan B đơn lẻ – Herberbiovac HB:
Lịch tiêm cơ bản thông thường: tiêm đủ 3 liều vắc xin với thời gian lần lượt: 0 – 1 – 6 tháng.
Phác đồ tiêm nhanh (dành cho khách có yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao): tiêm đủ 4 liều 0 – 1 – 2 – 12 tháng.
Phác đồ tiêm nhanh hơn (dành cho người đi đến từ vùng có dịch hoặc tiêm chủng viêm gan B trong vòng 1 tháng trước khi khởi hành): tiêm 4 mũi vắc xin cơ bản vào các ngày 0 – 7 – 21 và 1 mũi thứ 4 cách 12 tháng sau thời điểm tiêm mũi đầu tiên.
4. Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin
Tương tự như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ, với triệu chứng phổ biến nhất là tại vị trí tiêm bị sưng đau nhẹ.
Các tác dụng phụ nhẹ thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày, bao gồm:
– Đau đầu, chóng mặt.
– Cơ thể mệt mỏi hơn, dễ bị căng thẳng.
– Các dấu hiệu như cảm cúm: viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi.
– Sốt nhẹ.
Các tác dụng phụ khác rất hiếm xảy ra, tuy nhiên nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức:
– Lưng đau, mắt mờ.
– Cơ thể bị ớn lạnh.
– Tiêm vắc xin xong cảm thấy khó thở.
– Ngất xỉu hoặc chóng mặt.
Trong trường hợp tiêm vắc xin xong, bạn cần được theo dõi phản ứng tại cơ sở tiêm khoảng 30 phút và tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm, bạn hãy đến cơ sở tiêm chủng hoặc đơn vị y tế gần nhà để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
5. 1 số câu hỏi thắc mắc liên quan đến vắc xin viêm gan B
5.1. Người bị tiểu đường thai kì có tiêm vắc xin viêm gan B không?
Năm 2011, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra khuyến nghị về việc tiêm vắc xin viêm gan B, chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 và không đề cập đến phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, việc mang thai không được coi là một hạn chế để tiêm vắc xin viêm gan B. Nếu bạn có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan B, hãy tới các cơ sở y tế, phòng tiêm chủng để được các chuyên gia tư vấn chi tiết cụ thể.
Việc tiêm phòng sẽ cân nhắc dựa trên yếu tố lợi ích và nguy cơ. Đặc biệt với phụ nữ có thai, khi bạn có bất cứ vấn đề sức khỏe nào đều cần thông qua bác sĩ chuyên môn để được điều trị an toàn.
5.2. Vắc xin viêm gan B có tác dụng bảo vệ trong bao lâu?
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng vắc xin viêm gan B có khả năng tạo ra kháng thể phòng bệnh kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng kháng thể này sẽ giảm và chuyên gia khuyến nghị mỗi người nên tiêm một liều tăng cường sau 5-10 năm, tính từ lần tiêm chủng ban đầu theo lịch.
Tuy nhiên, thời gian tiêm nhắc lại mũi vắc xin viêm gan B sẽ được tính toán dựa trên các chuyên gia tiêm chủng và điều kiện sức khỏe, tiền sử tiêm vắc xin thực tế của mỗi người.
Trên đây, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về lịch tiêm phòng viêm gan b cho người lớn. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời.