Bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân điều trị đúng phương pháp – đúng thời điểm. Bài viết này cùng bạn giải quyết vấn đề: Làm thế nào để trị bệnh trĩ dứt điểm và hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về bệnh trĩ – tại sao bệnh trĩ lại hình thành?
Bệnh trĩ – căn bệnh không hề xa lạ trong cộng đồng bởi sự phổ biến của nó từng được ví von: “thập nhân cửu trĩ” – cứ 10 người lại có 9 người bị trĩ. Đây là căn bệnh điển hình trong nhóm bệnh lý hậu môn – trực tràng.
Trĩ hình thành do các tĩnh mạch khu vực hậu môn bị giãn nở quá mức, phồng lên và gây ra vướng víu, khó chịu cho người bệnh. Có nhiều lý giải cho hiện tượng này, tuy nhiên các chuyên gia thường đặt ra hai giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của trĩ. Theo đó, trĩ có thể là hệ quả của áp lực cơ học lên hậu môn hoặc tình trạng hồi lưu tĩnh mạch kém dẫn đến ứ trệ máu và giãn tĩnh mạch hậu môn.
Có nhiều yếu tố tác động đến nguy cơ mắc bệnh trĩ, trong đó không thể không kể đến tình trạng táo bón kéo dài. Người bị táo bón có xu hướng rặn rất mạnh để đẩy phân ra ngoài, lâu dần bệnh trĩ hình thành. Ngoài táo bón, bệnh nhân mắc trĩ bởi ngồi lâu, đứng nhiều, hoạt động mạnh dẫn đến dồn nén áp lực lên hậu môn. Một số nguyên nhân khác như quá trình mang thai và sinh con ở phụ nữ, thói quen đại tiện lâu, thói quen quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sử dụng nhiều chất kích thích,..
2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả dựa trên các giai đoạn bệnh
Thông thường, bệnh trĩ được chia thành 2 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại, ngoài ra tình trạng kết hợp của chúng được gọi là trĩ hỗn hợp. Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau ở vị trí búi trĩ xuất hiện: Trĩ nội nằm trong còn trĩ ngoại nằm ngoài hậu môn.
Ngoài các loại bệnh trĩ, chuyên gia chia bệnh trĩ thành 4 cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Đây cũng là yếu tố quan trọng để quyết định phương pháp điều trị bệnh.
2.1. Trị bệnh trĩ ở giai đoạn bệnh nhẹ
Trong đó, giai đoạn đầu của bệnh – giai đoạn 1 và một số trường hợp giai đoạn 2, có thể điều trị rất đơn giản và dễ dàng bằng thuốc. Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định các loại thuốc uống và bôi nhằm mục đích giảm đau đớn và triệu chứng trĩ đem lại. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần sử dụng thêm thuốc hỗ trợ nhuận tràng và thuốc giúp tăng độ bền tĩnh mạch.
Đối với bệnh nhân mất máu do trĩ, bác sĩ có thể cân nhắc tình trạng và kê bổ sung những loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp tăng khả năng tạo máu cho bệnh nhân. Sau khoảng thời gian cố định điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ đánh giá mức độ đáp ứng và hiệu quả thuốc. Nếu tác dụng của thuốc không giúp bệnh thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp ngoại khoa.
2.2. Can thiệp ngoại khoa để trị bệnh trĩ khi bệnh nặng lên
Khi ở độ 2 nhưng bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc và các giai đoạn sau đó: độ 3, độ 4, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ triệt để. Hiện nay, tại Thu Cúc TCI – đơn vị đi đầu trong thăm khám và điều trị bệnh trĩ, đang áp dụng hầu hết các phương pháp hiện đại giúp bệnh nhân loại bỏ búi trĩ trong êm ái, nhẹ nhàng. Không thể không kể đến công nghệ Laser Diode tối tân, các phương pháp hiệu quả như Longo ít xâm lấn, Milligan Morgan – Ferguson,…
2.2.1. Trĩ bệnh trĩ bằng công nghệ Laser Diode không dao kéo – điều trị hiệu quả cho trĩ đang phát triển
Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là ứng dụng năng lượng của Laser trong việc loại bỏ búi trĩ. Thay vì sử dụng các thiết bị mổ, Laser sẽ được đưa vào qua một đường dẫn cực nhỏ để triệt mạch nuôi trĩ và đánh xẹp các mô trĩ. Quá trình này không chỉ đảm bảo không đau đớn, không chảy máu mà còn giúp bệnh nhân hồi phục cực nhanh sau phẫu thuật, chỉ cần lưu viện 1 ngày.
Công nghệ Laser Diode là giải pháp tối ưu cho trĩ độ 2, 3 và đồng thời giải quyết băn khoăn của người bệnh giai đoạn này: nên mổ hay không vì thuốc đã không còn tác dụng.
2.2.2. Điều trị trĩ bằng súng Longo ít xâm lấn
Longo là tên phương pháp sử dụng súng Longo nhập khẩu để cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ. Quá trình này được thực hiện trên vùng vô cảm của hậu môn, theo nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Sau đó, tiến hành cắt khâu các mạch máu cung cấp máu cho trĩ, búi trĩ mất nguồn cấp máu nên teo nhỏ lại. Bệnh nhân hồi phục rất nhanh, chỉ khoảng 2 ngày đã có thể xuất viện.
2.2.3. Điều trị trĩ bằng phương pháp kinh điển Milligan Morgan – Ferguson
Phương pháp cổ điển đã được áp dụng từ khá lâu, đảm bảo được tính hiệu quả khá triệt để. Bác sĩ sẽ thao tác cắt đơn lẻ từng búi trĩ một cho người bệnh. Sau đó, các cuống búi trĩ được khâu gọn và buộc lại, cắt và khâu khéo léo để hạn chế tối đa tổn thương.
Tuy vậy, một nhược điểm mà phương pháp này tồn tại là khá đau so với các phương pháp khác. Bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ mổ trĩ uy tín để được thao tác chính xác và an toàn kèm theo các biện pháp giảm đau hiệu quả.
Phương pháp này áp dụng được cho hầu hết các loại trĩ và cho nhiều tình trạng bệnh. Đồng thời nó cũng ít gây rủi ro. Thời gian nằm viện của bệnh nhân từ 3- 4 ngày hoặc tùy vào mức độ hồi phục của bệnh nhân.
3. Điều trị bệnh trĩ: Lưu ý gì để trị được triệt để bệnh trĩ?
Điều trị bệnh trĩ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh trĩ điều trị ở giai đoạn đầu sẽ nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
– Khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thuốc không có tác dụng nữa thì nên thăm khám lại để được tư vấn phương pháp tối ưu như Laser Diode, tránh đợi quá nặng r mới khám chữa.
– Điều trị bệnh trĩ không được tùy tiện tự thực hiện tại nhà, cũng không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa kiểm chứng.
– Nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ tập luyện và vận động hợp lý. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, tăng cường đi bộ, vận động sau mỗi khoảng thời gian dài ngồi một vị trí,…
Trên đây là những điều cần biết về trị bệnh trĩ cũng như những phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, bệnh nhân trĩ cần đến thăm khám để có kết quả chính xác và được tư vấn điều trị an toàn, hiệu quả từ các bác sĩ chuyên khoa.