Làm thế nào để chữa hôi miệng dứt điểm?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hôi miệng là mặc cảm lớn của không ít người, không chỉ khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp, hôi miệng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để chữa hôi miệng dứt điểm? Bài viết dưới đây sẽ “mách” bạn một số phương pháp “trị” hôi miệng hiệu quả, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hôi miệng không chỉ khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp, lâu dần có thể ảnh hưởng đến tâm lí người mắc

Hôi miệng không chỉ khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp, lâu dần có thể ảnh hưởng đến tâm lí người mắc

1. Những “thủ phạm” hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng

Trước tiên, bạn cần phải nắm được nguyên nhân gây hôi miệng thì mới có thể tìm được biện pháp điều trị hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có cách chữa khác nhau. Cụ thể, tình trạng hôi miệng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

1.1. Do thức ăn

Những mẩu thức ăn còn sót lại xung quanh răng xong bữa ăn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây hôi miệng. Bên cạnh đó, sau khi thức ăn được tiêu hóa, các thành phần của chúng lưu chuyển theo máu, đi tới phổi khiến hơi thở có mùi khó chịu.

1.2. Một số nguyên nhân làm hôi miệng tạm thời

– Khi sử dụng các loại thực phẩm có chứa thành phần làm khổ miệng như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như là sữa. Trong quá trình phân hủy các loại thực phẩm này sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur. Khi các loại hợp chất sulphur giải phóng nhiều trong khoang miệng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.

– Hành, tỏi là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, do đó khi sử dụng thường xuyên những loại thực phẩm này khiến cho tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm.

– Hút thuốc lá làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi vào trong miệng và phổi, làm ảnh hưởng và khô niêm mạc dễ dẫn đến hôi miệng.

– Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, hơi thở thường có mùi hôi là do trong quá trình ngủ, khoang miệng sẽ giảm sản xuất và tiết nước bọt dẫn tới khô miệng, gây hôi miệng tạm thời.

1.3. Hôi miệng xuất phát từ những bệnh lý

– Hôi miệng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, áp xe gây hôi miệng…

– Một số bệnh lý về viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khôn và các căn bệnh ác tính khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới hôi miệng.

– Các bệnh lý nhiễm trùng mũi họng như mũi xoang, viêm VA, viêm amidan

– Các bệnh về dạ dày, ruột như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày

– Một số bệnh lý tiểu đường, các bệnh về gan, thận

Hôi miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm nướu

Hôi miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm nướu

1.4. Hôi miệng đến từ một số nguyên nhân khác

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc, hay sử dụng xạ trị, hóa trị.

– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thức ăn tồn đọng ở răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vi khuẩn tiết ra các chất hóa học như hydrogen sulfide khiến miệng hôi, hơi thở có mùi.

– Hút thuốc lá nhiều gây khô miệng, mùi hôi thường rất đặc trưng và khó chịu.

2. Làm thế nào để chữa hôi miệng dứt điểm?

Nếu triệu chứng hôi miệng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, trước tiên người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Như đã đề cập đến ở trên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số hướng điều trị như sau:

2.1. Chữa hôi miệng do vệ sinh răng miệng không sạch

Vệ sinh răng miệng đúng cách là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện triệu chứng hôi miệng hiệu quả. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên đánh răng tối thiểu là 2 lần, ngoài ra, sau bữa ăn 30 phút thì bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn cũng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc cạo lưỡi để khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ.

2.2. Chữa hôi miệng nguyên nhân do các loại thực phẩm

Đối với trường hợp hôi miệng do thực phẩm, bạn có thể áp dụng phương pháp uống nhiều nước hoặc súc miệng bằng nước muối sau khi ăn xong. Lí do là vì nước sẽ giúp cuốn trôi đi phần thức ăn còn thừa ở trong khoang miệng, cải thiện rõ rệt tình trạng hơi thở có mùi. Bên cạnh đó thì nước muối cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả sát khuẩn.

2.3. Cách chữa hôi miệng nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý

Nếu xác định nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý, trước tiên bạn cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để xác định biện pháp điều trị phù hợp. Cần điều trị dứt điểm bệnh lý thì lúc đó triệu chứng hôi miệng cũng sẽ chấm dứt.

Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp không có bệnh lý, bạn cũng đừng quên thăm khám với các nha sĩ đều đặn theo định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng đồng thời phát hiện và xử lý các vấn đề về răng miệng nếu có.

Làm thế nào để chữa hôi miệng dứt điểm, bên cạnh chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp

Làm thế nào để chữa hôi miệng dứt điểm, bên cạnh chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp

Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thể giải đáp cho thắc mắc về cách chữa hôi miệng. Đa phần các trường hợp hôi miệng kéo dài đều có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh lý, do đó nếu như đã áp dụng các biện pháp khắc phục mà triệu chứng hôi miệng vẫn không thuyên giảm thì tốt hơn hết bạn nên đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cách chữa phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital