Do có tỷ lệ mắc trong cộng đồng rất cao, nên từ xa xưa đã có rất nhiều bài thuốc dân gian về phòng ngừa và chữa bệnh trĩ. Trong đó, lá trầu không được cho là có thể điều trị được bệnh trĩ. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu và kiểm chứng tác dụng của lá trầu không với bệnh trĩ ra sao nhé.
Menu xem nhanh:
1. Trầu không có những công dụng như thế nào đối với sức khỏe con người?
Trầu không là loại lá cực kỳ phổ biến ở miền quê Việt Nam, thường được xếp đầu khi nhắc tới thảo dược có công dụng hiệu quả đối với sức khỏe con người. Trầu không thuộc họ Piperaceae, có chung họ với một số loại lá khác như tiêu, lá lốt,…
Theo các tài liệu về Y học cổ truyền, trầu không là lại dược liệu mang tính ấm, có vị cay nồng. Ngoài ra, trầu không có mùi thơm rất đặc trưng.
Dưới góc nhìn dược lý của y học hiện đại, lá trầu có khả năng làm giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, trầu không có thể làm cầm máu và kích thích hệ thần kinh trung ương. Do vậy, trầu không thường được ứng dụng điều trị một số tình trạng bệnh lý sau:
– Trầu không giúp trị vết thương do có chứa thành phần chống oxy hóa
– Hỗ trợ điều trị đau khớp nhờ có chất polyphenol với tác dụng chống viêm, tiêu sưng
– Giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi, khó tiêu, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
– Giảm tình trạng viêm răng miệng: Một số chuyên gia cho biết nhai lá trầu có thể hỗ trợ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
– Khả năng cầm máu nhỏ cho bệnh nhân nhờ hoạt chất phenolic có trong lá trầu.
– Cải thiện tình trạng đau rát họng, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và rất hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của viêm họng.
2. Kiểm chứng: Lá trầu không có công dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?
2.1. Tác dụng của lá trầu không với bệnh trĩ: Có chữa được bệnh trĩ hay không?
Lá trầu được nhiều người tin dùng bởi những tác dụng của nó trong việc hỗ trợ giảm viêm, giảm đau hạn chế nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở hậu môn, giúp sát trùng hậu môn hiệu quả. Ngoài ra, một số thành phần hóa học trong trầu không được cho là có thể ức chế vi khuẩn có hại như liên cầu, trực cầu, tụ cầu,.. Ngoài ra, trầu không chứa các chất oxy hóa cao làm cầm máu và có thể hỗ trợ hạn chế tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng giãn nở. Bởi vậy, không thể phủ nhận được rằng trầu không có những công dụng nhất định trong hỗ trợ điều trị trĩ.
Tuy nhiên, lá trầu không chỉ nên được coi là một loại thảo dược hỗ trợ thay vì một bài thuốc có thể điều trị hoàn toàn triệt để bệnh trĩ. Chúng không thể thay thế điều trị chuyên khoa từ các bác sĩ.
2.2. Tại sao lá trầu không không thay thế được điều trị chuyên khoa bệnh trĩ?
Trên lý thuyết có thể thấy được tác dụng của lá trầu không lên bệnh trĩ bởi những ảnh hưởng tích cực của loại lá này. Tuy nhiên, do đặc thù là một loại thảo dược thiên nhiên chưa qua xử lý, lá trầu không không có nhiều tác động rõ rệt và không thể điều trị bệnh trĩ khi đã nặng. Các hoạt chất trong lá trầu không thường khá ít vì chưa được điều chế, do vậy không đủ để điều trị bệnh.
Ngoài ra, tình trạng mỗi bệnh nhân là khác nhau, không thể áp dụng chung một bài thuốc truyền miệng. Do vậy, trầu không hay các loại lá thuốc đều không thể thay thế điều trị chuyên khoa bệnh trĩ.
Đặc biệt, vấn đề vệ sinh cần được đảm bảo để không phản tác dụng điều trị. Trong quá trình sơ chế lá trầu hay bất kỳ bài thuốc nào chữa trĩ, đôi khi không đảm bảo được vệ sinh. Điều này không chỉ không hạn chế được viêm nhiễm búi trĩ mà còn làm bệnh nặng hơn.
Nhìn chung, bệnh trĩ cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, và bệnh nhân cũng có thể tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Điều này chính là cách tốt hơn cả giúp bệnh nhân thoát trĩ toàn diện và an toàn.
3. Điều trị trĩ bằng phương pháp nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả triệt để?
3.1. Điều trị các ca bệnh trĩ còn nhẹ như thế nào?
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Điều trị trĩ trong thời gian này không phức tạp và khó khăn bởi các triệu chứng còn khá nhẹ. Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc dưới dạng uống hoặc bôi, nhằm mục đích làm teo nhỏ búi trĩ, hạn chế sự phát triển. Bác sĩ sẽ chỉ định sau đó bệnh nhân điều trị tại nhà, kèm theo các lưu ý về chế độ ăn uống tập luyện hợp lý.
3.2. Điều trị sao cho hiệu quả khi bệnh trĩ đã nặng lên?
Khi bệnh trĩ nặng dần lên, các biểu hiện tiến triển và thuốc không còn quá nhiều tác dụng đối với bệnh nhân nữa, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phẫu thuật hoặc thủ thuật ngoại khoa hợp lý. Các kỹ thuật phẫu thuật, thủ thuật này sẽ được bác sĩ chỉ định theo tình trạng bệnh của từng người, nhằm cắt bỏ hoàn toàn triệt để búi trĩ.
– Công nghệ Laser Diode – Tiêu trĩ không dao kéo: Sử dụng năng lượng Laser Diode để triệt mạch trĩ và đánh xẹp mô trĩ, tạo ra ưu việt vượt trội giúp bệnh nhân không đau, không chảy máu, nhanh hồi phục. Đây được coi là phương pháp tối ưu hàng đầu hiện nay, cực hiệu quả cho trĩ độ 2, độ 3 – giai đoạn bệnh đang tiến triển nặng dần.
– Phương pháp Longo: sử dụng súng Longo để loại bỏ búi trĩ với ưu điểm ít xâm lấn, ít đau, giảm khả năng chảy máu và giúp bệnh nhân hồi phục rất nhanh chỉ sau một vài ngày điều trị.
– Phương pháp cổ điển Milligan Morgan – Ferguson: cắt đơn lẻ từng búi trĩ và khâu buộc cuống búi trĩ lại, đây là phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả rất triệt để, xử lý được hầu hết các ca bệnh.
– Một số thủ thuật khác như thắt mạch trĩ, khâu treo búi trĩ,.. cũng hướng đến mục tiêu ít xâm lấn, giảm đau và nhanh hồi phục.
Trên đây là những thông tin giúp bạn kiểm chứng bài thuốc “Lá trầu không chữa bệnh trĩ” và những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại, hiệu quả giúp loại bỏ búi trĩ triệt để.