Không thể chủ quan với dị vật kết mạc

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt
Tình trạng dị vật kết mạc xảy ra với nhiều người, gây nhiều khó chịu, thậm chí nguy hiểm cho mắt nếu là dị vật phức tạp. Đến khám và điều trị dị vật kết mạc tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được hoàn toàn yên tâm với trình độ chuyên môn cao của bác sĩ, máy móc hiện đại và chế độ bảo hiểm hỗ trợ tối đa.

1. Khi nào cần làm thủ thuật lấy dị vật kết mạc

Trong sinh hoạt hay trong lúc làm việc hàng ngày, mắt chúng rất có thể bị dị vật bắn vào. Nếu đó là các dị vật đơn giản và rất nhỏ như 1 vài hạt bụi, việc xử trí sẽ rất dễ, thậm chí chúng tự trôi ra khỏi mắt theo nước mắt hoặc thuốc nhỏ mắt và không gây hậu quả gì.

Tuy nhiên, nếu là các dị vật phức tạp, nguy hiểm và có kích thước lớn hoặc số lượng nhiều, Tình trạng sẽ trở nên khó khăn hơn, nguy cơ tác hại tới mắt cao hơn. Lúc này, người bệnh cần được điều trị bằng thủ thuật lấy dị vật kết mạc với các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện.

2. Triệu chứng của tình trạng dị vật kết mạc nặng

– Nếu dị vật ở kết mạc nhãn cầu sẽ dễ nhận thấy hơn, dị vật có thể bám
trên lớp thượng bì hoặc cắm vào kết mạc. Cũng có thể dị vật xuyên qua và nằm dưới kết mạc.
– Dị vật ở kết mạc mi hoặc cùng đồ sẽ khó thấy hơn, có khi phải vành mi
mới phát hiện được dị vật.
– Do dị vật thường xuyên cọ xát vào giác mạc, người bệnh luôn có cảm giác đa, cộm vướng rất khó chịu, chảy nhiều nước mắt, nhức mắt, xót ở trong mắt.

3. Tác hại của tình trạng dị vật kết mạc

– Gây kích thích, cộm chói khó chịu
– Gây nhiễm khuẩn (nhất là các dị vật nông nghiệp), từ đó gây viêm lo t
giác mạc, nhất là trực khuẩn mủ xanh gây hoại tử giác mạc nhanh chóng.
– Gây viêm mủ nội nhãn.
– Để lại sẹo gây giảm thị lực.

4. Điều trị dị vật kết mạc

Khi đã xác định có dị vật kết mạc cần lấy ngay cho người bệnh để tránh biến
chứng và gây khó chịu, kích thích ở mắt. Về cơ bản, thủ thuật loại bỏ dị vật là sử dụng dụng cụ chuyên khoa để ngăn sẹo vĩnh viễn. Nhỏ kháng sinh hoặc bôi thuốc mỡ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau cùng có thể tiêm phòng uốn ván.

Phương pháp lấy dị vật thường bao gồm các bước:

– Nhỏ thuốc gây tê bề mặt nhãn cầu vào bên mắt có dị vật.
– Dùng vành mi hay ngón tay để lật mi.
– Dùng dụng cụ y tế gạt lấy dị vật nông.
– Rửa túi cùng bằng nước cất hoặc dung dịch mặn đẳng trương cho hết các
bụi nhỏ.
– Nhỏ thuốc sát khuẩn.
– Nếu dị vật cắm sâu vào kết mạc:
+ Sau khi gây tê, rạch kết mạc đúng vào nơi có dị vật.
+ Dùng cặp chuyên dụng lấy dị vật ra.
+ Nếu không lấy được dị vật, phải dùng kéo cắt một nếp kết mạc
kèm theo cả dị vật.

  • Khám và điều trị trực tiếp với bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa.
  • Trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh, quy trình khám chữa bệnh khép kín nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.
  • Đón tiếp và hướng dẫn tận tình, chuyên nghiệp.
  • Được thanh toán BHYT tối đa theo đúng quy định của nhà nước giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.
  • Đặt hẹn nhanh chóng qua tổng đài 1900 55 88 92 để chủ động và tiết kiệm tối đa thời gian khi đến khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital