Khám và điều trị bệnh hồng ban nút

Hồng ban nút là bệnh xảy ra trên da và các khớp. Bệnh cần được điều trị sớm để đáp ứng tốt và không gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Khám và điều trị hồng ban nút tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh không chỉ được chữa trị hiệu quả mà còn trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.

1. BỆNH HỒNG BAN NÚT LÀ GÌ?

Hồng ban nút (EN) là tổn thương dưới dạng viêm da khiến người bệnh thấy đau và xuất hiện các nốt đỏ chủ yếu ở chân. Bệnh kéo dài khoảng vài tuần để lại những vết bầm tím trên da. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể với nhiều loại kháng nguyên khác nhau của cơ thể.

Hồng ban nút chủ yếu biểu hiện trên da và khớp
Hồng ban nút chủ yếu biểu hiện trên da và khớp

2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HỒNG BAN NÚT

Hồng ban nút thường xảy ra ở những người mang gene HLA B8 (chiếm đến 80%) và có có khoảng 6% trường hợp mắc phải do tính chất gia đình.
Ở Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết và lao. Ngoài ra, một số bệnh viêm nhiễm như Chlamydia, Yersinia, viêm gan A, B, C… cũng là tác nhân gây bệnh. Một sống bệnh khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến là viêm đại trựng tràng chảy máu, bệnh Crohn, phụ nữ mang thai hay sử dụng một số thuốc chống viêm không steroid, thuốc sulfamid…

3. TRIỆU CHỨNG BỆNH HỒNG BAN NÚT

Bệnh bắt đầu bùng phát với các triệu chứng như sốt, đau nhức toàn thân. Tiếp đó, các nốt hồng ban nút xuất hiện ở vùng mào xương chày, mông, bắp chân, bắp đùi, mắt cá chân, cánh tay với kích thước khoảng 2 – 6 cm. Sau vài ngày, các nốt ban hồng chuyển sang màu tím và mờ dần để lại trên da màu nâu phẳng. Lúc này, các triệu chứng khác xuất hiện đồng thời như sưng chân, đau khớp, mệt mỏi toàn thân….
Đau khớp cũng xảy ra ở phần lớn trường hợp người bệnh (50%) trước hoặc trong quá trình nổi hồng ban. Tại vị trí đau khớp có thể kèm theo khớp sưng đủ, căng cứng thậm chí tràn dịch khớp. Các khớp thường bị đau nhức phải kể đến là khớp gối, cổ tay, mắt cá chân có thể kéo dài 6 tháng.

Các nốt đỏ có kích thường từ 2 - 6 cm
Các nốt đỏ có kích thường từ 2 – 6 cm

4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HỒNG BAN NÚT

  • Người bệnh được thăm khám lâm sàng, hỏi triệu chứng bệnh.
  • Thực hiện nuôi cấy bệnh phẩm ở họng, chụp X quang để loại trừ các bệnh lao, nhiễm liên cầu tan máu beta nhóm A. Có thể chỉ định sinh thiết ở phần da bị hồng ban nút để phân tích và chẩn đoán bệnh.
  • Điều trị hồng ban nút kết hợp với điều trị các bệnh lý gây nên tình trạng này như các thuốc trị bệnh lao, điều trị viêm nhiễm do liên cầu… Hồng ban nút do Mycobacterium leprae được chỉ định thuốc thalidomid. Có thẻ sử dụng thuốc chống viêm không steroid để làm giảm triệu chứng. Ngoài ra, uống dung dịch lodua kali cũng có hiệu quả làm nhỏ lại kích thước nốt hồng ban.
  • Ngoài ra, cần điều trị triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi thường xuyên tại giường, sử dụng tất đàn hồi để cải thiện tình trạng phù chân, nâng cao chân khi ngồi, nằm…

5. KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HỒNG BAN NÚT TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC

Người bệnh khi đến khám và điều trị bệnh hồng ban nút tại bệnh viện sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp bởi hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi. Quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao tiêu biểu là bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan, đã từng tu nghiệp tại nước ngoài và có hơn 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh không chỉ đưa ra chẩn đoán chính xác mà còn có phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất với tình trạng người bệnh.
Áp dụng mức giá khám chữa bệnh hợp lý cùng thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế, bệnh viện tiết kiệm được nhiều chi phí cho người bệnh. Dịch vụ đặt lịch khám bệnh online, đặt lịch qua tổng đài 1900 55 88 92 cũng mang đến nhiều sự thuận tiện giúp người bệnh dễ sàng sắp xếp thời gian, công việc của mình.

Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả
Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả

6. Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH

Chị Thanh Giang – Hà Đông: “ Thấy chân nổi nhiều nốt đỏ cứ nghĩ bị côn trùng đốt. Sau đó tôi lại thấy đau khớp xương nên phải đi khám ngay vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác sĩ Loan cho biết tôi bị hồng ban nút và chỉ định thuốc uống, tư vấn nghỉ ngơi tại nhà. Sau vài tuần điều trị, tôi đã khỏi hẳn và hết hẳn đau nhức xương. Cảm ơn bác  sĩ Loan rất nhiều”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital