“Đi khám sức khỏe tổng quát có cần nhịn ăn không” là thắc mắc của rất nhiều người trước khi bắt đầu buổi thăm khám. Cùng tìm hiểu tác dụng của khuyến cáo này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả khám tổng quát như thế nào?
Khám sức khỏe tổng quát, tức bạn cần trải qua một loạt các bước khám từ tổng quát tới chi tiết từng cơ quan, hệ cơ quan. Bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám với các kỹ thuật y tế như xét nghiệm, siêu âm, nội soi, chụp chiếu. Nguyên tắc của các kỹ thuật này là phân tích thành phần các chất trong cơ thể hoặc quan sát các bộ phận bên trong. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên, không phải các kết quả này lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Nó có thể âm tính giả, dương tính giả, hoặc sai lệch phần nào.
Các yếu tố tác động lên kết quả có thể là từ khách hàng, thầy thuốc hay từ công nghệ khám. Đối với khách hàng, các nguyên nhân này có thể do:
– Chế độ ăn uống
– Yếu tố tâm lý
– Ảnh hưởng thời gian
– Thuốc đang sử dụng
Theo nhiều cách khác nhau, những tác nhân này vô tình tác động hoặc làm cản trở quá trình thăm khám của bác sĩ, khiến do kết quả khám không đảm bảo độ chính xác.
2. Giải đáp thắc mắc liên quan “Khám sức khỏe tổng quát có cần nhịn ăn không”
Như đã nói, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình khám sức khỏe của đương đơn là chế độ ăn uống. Khách hàng sẽ được yêu cầu nhịn ăn để buổi khám diễn ra suôn sẻ, thành công.
2.1. Khi nào cần quan tâm “Khám sức khỏe tổng quát có cần nhịn ăn không”
Nếu trong gói tầm soát sức khỏe của bạn có những danh mục này, bạn sẽ được các nhân viên y tế của bệnh viện yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện:
– Xét nghiệm
– Siêu âm
– Nội soi tiêu hóa
Đối với các danh mục xét nghiệm nói chung, việc nạp thực phẩm trước khi khám sẽ làm thay đổi nồng độ các chất trong máu và nước tiểu. Khi các bác sĩ phân tích các chất trong máu sẽ không thể định lượng chính xác các chất này. Từ đó kết quả xét nghiệm bị sai lệch, dẫn tới chẩn đoán không chính xác.
Khi tiến hành các danh mục sử dụng hình ảnh để chẩn đoán bệnh, thức ăn quá nhiều trong dạ dày sẽ ngăn cản việc quan sát của các bác sĩ, có thể che lấp các tổn thương trong tạng, hay bị nhầm lẫn với chúng. Do đó mà kết luận khám có thể dương tính giả hoặc âm tính giả.
2.2. Khuyến cáo nhịn ăn tác dụng như thế nào tới kết quả khám?
Với mỗi danh mục khám, việc nhịn ăn sẽ mang lại những lợi ích riêng biệt:
Xét nghiệm Cholesterol
Đây là một trong những xét nghiệm mỡ máu. Định lượng Cholesterol trong máu bệnh nhân cao thể hiện bệnh nhân đã có mảng bám ở thành động mạch, có khả năng mắc bệnh tim mạch. Người bệnh trước khi lấy mẫu cần nhịn ăn từ 9 tới 12h, đặc biệt tránh đồ ăn dầu mỡ trong vòng 1 tuần để không làm Cholesterol tăng cao.
Xét nghiệm Glucose
Chính là xét nghiệm đường huyết, tầm soát bệnh đái tháo đường. Người bệnh không được ăn uống trong vòng 12h, không uống đồ có cafein trong 24h để tránh tăng đường trong máu.
Xét nghiệm Triglyceride
Đây cũng là một loại xét nghiệm mỡ máu. Kỹ thuật này yêu cầu bạn không nạp đồ ăn trong 12 tới 14h, không dùng rượu hay vitamin trong 21h khiến Triglyceride tăng cao ảo.
Xét nghiệm định lượng Vitamin
Kết quả này giúp người bệnh đánh giá nguy cơ thiếu vitamin. Và để không bị tăng vitamin bất thường dẫn tới lệch kết quả, đương nhiên bệnh nhân cần nhịn ăn uống từ 8 tới 12h.
Siêu âm
Bệnh nhân nên nhịn ăn uống ít nhất từ 6 tới 8h. Nếu ổ bụng có chứa thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ cản trở sóng âm, gây khó khăn cho bác sĩ khi nhìn nhận hình ảnh không rõ nét.
Nội soi tiêu hóa
Trước khi nội soi đường tiêu hóa, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6h. Việc này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày. Mặt khác, bệnh nhân cũng tránh bị trào ngược, sặc thức ăn khi nội soi. Ngoài nhịn ăn, người bệnh không được uống các loại sữa, nước có màu như nước hoa quả, nước ngọt, cà phê… trước đó. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát của bác sĩ.
2.3. Làm thế nào tránh mất sức do nhịn ăn đi khám?
Để buổi khám diễn ra thành công với kết quả chính xác cao, người bệnh lại không bị mệt mỏi do nhịn ăn, các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe vào buổi sáng.
Người bệnh nhịn ăn sáng đi khám thì sẽ đảm bảo thời gian trống không ăn, uống đạt yêu cầu. Ngủ qua một đêm dài sẽ khiến chúng ta không mệt mỏi như khi phải nhịn ăn trong quãng thời gian dài suốt cả ngày. Thêm vào đó, thức ăn qua đêm được tiêu hóa hết cũng giúp quá trình khám được thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
3. Những lưu ý khác khi thăm khám
Ngoài nhịn ăn, người đi khám tổng quát cũng nên chú ý một số vấn đề sau:
– Uống nhiều nước và nhịn tiểu tới khi quá trình siêu âm kết thúc
– Không khám phụ khoa khi người khám đang trong thời kỳ thai sản hoặc có kinh nguyệt
– Phụ nữ tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (với danh mục khám phụ khoa)
– Mặc quần áo dễ chịu, không gắn kim loại khi đi khám
– Ngủ đủ giấc, thoải mái khi đi khám
– Phụ nữ có thai không chụp X-quang
– Thực hiện khám định kỳ 1-2 lần/năm để có kết quả khám tốt nhất
– Vệ sinh tai mũi họng, răng hàm mặt sạch sẽ trước khi khám
Như vậy, khám sức khỏe là cả một quá trình đòi hỏi người khám cần tuân thủ theo hướng dẫn để có kết quả tốt. Không chỉ nhịn ăn, bạn hãy nghiêm túc thực hiện những lưu ý khác từ cơ sở y tế, để việc thăm khám chính xác và phát huy hết tác dụng của nó.