Mặc dù đã có khá nhiều văn bản bản pháp luật hướng dẫn về việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công ty nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ những nội dung quy định quan trọng này. Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn ghi nhớ 5 lưu ý quan trọng khi thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp.
Menu xem nhanh:
1. Quy định cơ bản về khám sức khỏe định kỳ cho công ty
Đa số người lao động và người sử dụng lao động đều nhận thức được rằng người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên. Tuy nhiên, cụ thể về số lần tổ chức thăm khám trong năm, đối tượng nhân viên được hưởng quyền lợi này thì không phải ai cũng nắm rõ.
Theo quy định, việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên áp dụng đối với người lao động là nhân viên chính thức, nhân viên thử việc, người học nghề và tập nghề. Trong đó, học nghề, tập nghề là hình thức người lao động được dạy nghề, truyền nghề và được ký kết hợp đồng lao động sau khi kết thúc thời gian đào tạo.
Theo Luật Lao động, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên tối thiểu 1 lần/năm. Điều này có nghĩa là số lần khám sức khỏe định kỳ trong năm không có số lần giới hạn nhưng bắt buộc phải thực hiện ít nhất 1 lần trong năm. Đặc biệt, có một số đối tượng sẽ được khám định kỳ ít nhất 2 lần/năm, bao gồm:
– Người lao động cao tuổi (năm giới trên 60 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi).
– Người lao động chưa thành niên (người lao động chưa đủ 18 tuổi).
– Người khuyết tật
– Người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, môi trường làm việc độc hại (quy định theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
2. Khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp
Cùng với khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cũng là một nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với người lao động.
2.1. Khám bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp được hiểu là các bệnh lý phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Những bệnh lý này có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và người lao động mắc bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, được tổ chức khám sức khỏe định kỳ, có hồ sơ theo dõi sức khỏe riêng biệt.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phân loại bệnh nghề nghiệp theo 29 nhóm với hàng trăm loại bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, hiện tại có 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Khám bệnh nghề nghiệp là hoạt động kiểm tra, sàng lọc các nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động.
2.2. Có thể kết hợp khám bệnh nghề nghiệp khi khám sức khỏe định kỳ cho công ty?
Theo các quy định hiện hành, không có nội dung cụ thể bắt buộc doanh nghiệp phải tách riêng 2 nội dung khám sức khỏe nói trên. Do đó, doanh nghiệp có thể kết hợp nội dung khám bệnh nghề nghiệp khi khám sức khỏe định kỳ. Hoặc sau khi khám sức khỏe định kỳ, doanh nghiệp sẽ sàng lọc các đối tượng nghi ngờ để gửi đi khám bệnh nghề nghiệp.
Để lựa chọn các nội dung khám sức khỏe, doanh nghiệp nên tham vấn ý kiến các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe nghề nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được danh mục khám sức khỏe phù hợp theo đặc thù hoạt động, giúp đảm bảo sức khỏe của người lao động.
Lưu ý, việc khám bệnh nghề nghiệp không áp dụng với mọi doanh nghiệp. Nội dung này chỉ áp dụng với các công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm theo danh mục được ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH.
2.3. Danh mục khám sức khỏe định kỳ cho công ty
Như đã giải thích phía trên, doanh nghiệp có thể kết hợp khám bệnh nghề nghiệp khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Theo đó, danh mục khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ có thể bao gồm:
– Khám thể lực chung: đo cân nặng và chiều cao, đo mạch đập, huyết áp.
– Khám lâm sàng: khám nội – ngoại khoa, khám các chuyên khoa như nhãn khoa, khám tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu, cơ xương khớp…
– Khám cận lâm sàng: xét nghiệm máu – nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang hoặc siêu âm).
– Khám chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp.
– Khám chuyên khóa theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp người lao động có thêm quyền lợi chăm sóc sức khỏe.
3. Quản lý hồ sơ khám sức khỏe
Theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe của người lao động, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập, quản lý, bổ sung hồ sơ sức khỏe cá nhân, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Sau khi khám sức khỏe, cơ sở khám bệnh sẽ gửi trả sổ cho người lao động hoặc chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp. Toàn bộ hồ sơ khám sức khỏe của người lao động sẽ được doanh nghiệp quản lý từ khi tuyển dụng và trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Ngay cả khi người lao động nghỉ hưu thì doanh nghiệp vẫn cần lưu giữ hồ sơ sức khỏe của người lao động. Đặc biệt, khi người lao động chuyển việc (công việc mới không có yếu tố độc hại) thì một số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh đó vẫn được khám và giám định bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ.
Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ là một sự đầu tư thông minh, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động. Hy vọng với những thông tin trên đây, bài viết đã giúp các chủ doanh nghiệp cũng người người lao động đã hiểu thêm về hoạt động khám sức khỏe định kỳ.