Khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không là thắc mắc của không ít chị em, đặc biệt là đối với những chị em chưa có kinh nghiệm thăm khám. Để giúp chị em giải đáp thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về hình thức khám này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về hình thức khám phụ khoa bằng mỏ vịt
Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra bộ phận sinh dục của nữ giới nhằm phát hiện những tác nhân gây viêm nhiễm hoặc các bệnh đường tình dục. Thông thường, quy trình khám phụ khoa bao gồm các thao tác: Khám bên ngoài, khám âm đạo, khám tử cung, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu. Trong quá trình thực hiện, để có thể kiểm tra các dấu hiệu bệnh một cách chi tiết nhất, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để có thể quan sát và đánh giá các bộ phận trong cơ quan sinh sản.
Sở dĩ được gọi là mỏ vịt bởi vì hình dạng của dụng cụ này khá giống với mỏ vịt. Đây là một dụng cụ y khoa chuyên dùng để kiểm tra âm đạo của nữ giới. Nếu như trước kia chủ yếu chỉ sử dụng kẹp mỏ vịt được làm từ kim loại thì hiện nay, ở nhiều cơ sở đã thay thế kim loại bằng dụng cụ mỏ vịt nhựa, mềm dẻo, không gây kích ứng niêm mạc và giảm cảm giác khó chịu khi thăm khám cho chị em.
Không phải trường hợp nào cũng sẽ được chỉ định kiểm tra phụ khoa bằng thú mỏ vịt. Hình thức khám này chỉ được sử dụng đối với những phụ nữ đã lập gia đình.
Tuy nhiên với bất cứ trường hợp nào, nếu như trong quá trình thăm khám chị em có những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa hay ra khí hư bất thường thì bác sĩ bắt buộc phải có những can thiệp sâu hơn để phát hiện bệnh.
2. Quy trình kiểm tra phụ khoa bằng mỏ vịt
Nhìn chung, quy trình kiểm tra phụ khoa bằng mỏ vịt khá đơn giản và chỉ diễn ra trong khoảng từ 3 đến 5 phút với 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Khám bên ngoài vùng kín
Khám bên ngoài vùng kín với thao tác kiểm tra hình dáng bên ngoài, nếp gấp âm đạo, âm hộ xem có dấu hiệu bất thường hay không. Ở bước này, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh sinh dục như mụn cóc sinh dục, hiện tượng niêm mạc âm đạo sưng đỏ…
Bước 2: Sử dụng mỏ vịt quan sát trong âm đạo
Khi đưa mỏ vịt vào âm đạo thì chị em có thể cảm thấy đôi chút khó chịu, hơi căng tức ở vùng bụng dưới. Bí quyết để cảm giác này nhanh chóng qua đi là chị em hãy thả lỏng người, không gồng cứng cơ thể. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ căn chỉnh vị trí của phễu mỏ vịt để có thể thăm khám các vị trí khác nhau. Sau đó, bác sĩ lấy tế bào từ cổ tử cung để thực hiện xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này sẽ giúp chị em phát hiện được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.
Bước 3: Kiểm tra bằng tay
Ở bước tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng tay ở vùng bụng dưới nhằm xác định kích thước, vị trí tử cung, các khối u bất thường… Ở bước này chị em cũng hãy thả lỏng cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ nhé để việc thăm khám được diễn ra thuận lợi.
Bước 4: Khám trực tràng của bệnh nhân
Với bước khám trực tràng, bác sĩ sẽ đưa một ngón tay vào trong trực tràng để có thể kiểm tra ở vùng cơ bắp giữa âm đạo, hậu môn hoặc các khối u ở phía sau hậu môn, trực tràng, bên trong âm đạo…
3. Giải đáp thắc mắc: Khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không?
Trên thực tế, tùy từng loại dụng cụ mỏ vịt được sử dụng mà cảm giác sẽ khác nhau. Nếu như những năm trước đây, bác sĩ chủ yếu chỉ sử dụng mỏ vịt bằng kim loại khiến cho chị em thì có cảm giác lạnh, khó chịu khi đưa vào âm đạo thì hiện nay, dụng cụ kim loại đã được hầu hết các cơ sở y tế thay thế bằng chất liệu nhựa dẻo, mỏ vịt dùng 1 lần nên hoàn toàn không gây đau. Ngoài ra, nếu như bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện cũng sẽ khiến cho quá trình kiểm tra trở nên nhẹ nhàng hơn. Ban đầu, chị em có thể khó chịu một chút vì chưa quen với sự có mặt của vật thể lạ trong âm đạo, tuy nhiên chỉ cần thả lỏng và phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ thì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên chị em cần lưu ý, trường hợp nếu như sự khó chịu ngưỡng vượt sức chịu đựng, chị em cần thông báo ngay cho bác sĩ khám để được điều chỉnh kích thước cũng như vị trí của mỏ vịt để giảm bớt cảm giác đau đớn.
4. Một số lưu ý khi đi kiểm tra phụ khoa
Ngoài ra, để có kết quả thăm khám chính xác nhất, chị em nên ghi nhớ một số lưu ý quan trọng như sau:
– Không khám phụ khoa vào những ngày hành kinh, tốt nhất nên đợi khoảng sau kỳ kinh 3 ngày.
– Hạn chế quan hệ tình dục, tối thiểu trong khoảng 1 đến 2 ngày trước khám.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo, lưu ý lựa chọn dung dịch vệ sinh an toàn, lành tính. Tránh tình trạng sử dụng các loại dung dịch có chất tẩy rửa mạnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
– Ngưng sử dụng các loại thuốc bôi hoặc đặt âm đạo trước khi khám phụ khoa.
Như vậy là với những thông tin trên, chị em đã được giải đáp thắc mắc khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không đồng thời “bỏ túi” những kinh nghiệm hữu ích trước khi thực hiện thăm khám. Khi phát hiện vùng kín có dấu hiệu bất thường, chị em nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.