Uốn ván, một căn bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ tử vong rất cao nhưng lại không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vắc xin phòng uốn ván ra đời như một cuộc cách mạng để bảo vệ sức khỏe của nhân loại trước căn bệnh quái ác này. Hãy cùng khám phá lợi ích toàn diện của tiêm vắc xin uốn ván trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu rõ về bệnh uốn ván
1.1. Bệnh uốn ván và cách bệnh lây lan
Bệnh uốn ván, do trực khuẩn uốn ván gây ra, là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trực khuẩn uốn ván tồn tại chủ yếu trong môi trường đất và bùn, nơi chúng có thể tồn tại trong thời gian dài mà vẫn có thể sinh sản.
Mối nguy hiểm của bệnh uốn ván đến từ độc tố tetanospasmin, một loại độc tố do trực khuẩn uốn ván tạo ra. Độc tố này lan ra mô cơ và hệ thần kinh, gây co giật mạnh, đặc biệt là là ở các cơ nhỏ như cơ cổ và cơ lưng. Triệu chứng chính của bệnh bao gồm cơ bị co cứng, đau và co giật, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng liệt.
Nguy cơ nhiễm trực khuẩn uốn ván tăng lên khi da bị tổn thương, đặc biệt là trong các trường hợp chấn thương hoặc vết thương sâu. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, việc tiêm vắc-xin uốn ván đóng vai trò quan trọng, giúp cung cấp khả năng miễn dịch chống lại trực khuẩn và độc tố của chúng. Đồng thời, bảo vệ da khỏi tổn thương và giữ vệ sinh là những biện pháp quan trọng để ngăn chặn bệnh uốn ván.
1.2. Biến chứng bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván mang đến những tác động tiêu cực rất lớn đối với sức khỏe của người mắc bệnh. Triệu chứng chính của bệnh bao gồm cứng cơ, đau và co giật, làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
– Bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng về hô hấp vì các thanh khí quả bó lại khiến người mắc bệnh không thể hô hấp được bình thường. Một biến chứng khác liên quan đó là biến chứng về tim mạch. Người bệnh có thể bị hạ huyết áp đột ngột, thậm chí là tim ngừng đập.
– Tác động tiêu cực khác mà bệnh uốn ván gây ra cho người nhiễm đó là biến chứng về thần kinh. Khả năng phục hồi sau những biến chứng này rất thấp.
– Phụ nữ mang thai mắc uốn ván cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây nguy cơ mắc các vấn đề về sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe.
Như vậy, bệnh uốn ván gây ra những ảnh hưởng rất nặng nề đối với sức khỏe của người nhiễm, thậm chí người mắc còn có thể đối mặt với khả năng tử vong cao.
2. Vắc xin uốn ván – Chìa khóa ngăn chặn nhiễm bệnh và lây truyền
2.1. Lợi ích khi tiêm vắc xin uốn ván
Tiêm phòng uốn ván mang lại những lợi ích to lớn đối với cá nhân và cộng đồng. Vắc xin giúp bảo vệ mọi người khỏi những tác động tiêu cực của bệnh uốn ván. Đồng thời, vắc xin uốn ván cũng ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng.
Lợi ích đầu tiên và quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván là giảm nguy cơ mắc bệnh. Vắc xin là một hình thức tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp kích thích hệ miễn dịch đối phó với virus uốn ván. Điều này không chỉ giúp người tiêm tránh khỏi bệnh uốn ván mà còn bảo vệ họ khỏi những hậu quả và tác động tiêu cực lâu dài mà bệnh có thể gây ra.
Ngày nay, tiêm phòng uốn ván đã giúp đẩy lùi nhiều trường hợp mắc bệnh và giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Những nỗ lực về phổ cập tiêm chủng trên phạm vi toàn thế giới đã giúp giảm bớt số ca mắc bệnh, đóng góp tích cực vào việc kiểm soát và loại bỏ bệnh uốn ván.
Không chỉ bảo vệ cho từng cá nhân, tiêm phòng uốn ván còn đóng góp vào chiến dịch nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Việc giảm nguy cơ lây nhiễm ở mỗi người giúp ngăn chặn sự lây lan của virus ở nhiều người, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cao như trẻ em và người già.
Tóm lại, việc tiêm phòng uốn ván là một giải pháp tối ưu giúp bảo vệ mỗi người và cả xã hội khỏi căn bệnh uốn ván nguy hiểm.
2.2. Giới thiệu về loại vắc xin hiện hành khi bạn muốn tiêm vắc xin uốn ván
Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng phổ biến vắc xin uốn ván hấp phụ TT của Việt Nam. Bản chất vắc xin là giải độc tố uốn ván. Ngoài ra, để phòng bệnh uốn ván, chúng ta có thể tiêm các loại vắc xin sau:
+ Vắc xin uốn ván đơn
+ Vắc xin 3 trong 1: uốn ván, ho gà, bạch hầu
+ Vắc xin 4 trong 1: uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt
+ Vắc xin 5 trong 1: uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, Hib
+ Vắc xin 6 trong 1: uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, Hib, viêm gan B
Vắc xin uốn ván đơn thường dùng nhiều cho đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc những người bị thương ở da.
Lịch tiêm vắc xin uốn ván TT (dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người lớn), số mũi tiêm tùy vào tình huống
– Với những người chưa từng tiêm vắc xin có kháng nguyên uốn ván bao giờ:
+ Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
+ Mũi 2: cách mũi 1 1 tháng
+ Mũi 3: cách mũi 2 sau 6 tháng
+ Mũi 4: 1 năm sau mũi 3
+ Mũi 5: sau mũi 4 1 năm
– Với những người bị thương
+ Nhưng đã tiêm những mũi cơ bản có uốn ván thì tiêm nhắc lại 1 mũi và không tiêm SAT (huyết thanh kháng độc tố).
+ Nếu chưa tiêm vắc-xin uốn ván thì tiêm theo lịch ở trên kèm theo mũi SAT cùng với mũi đầu tiên.
Liều dùng của vắc xin là 0.5ml/liều, tiêm đường bắp.
3. Tiêm phòng uốn ván và những điều cần lưu ý
3.1. Tác dụng phụ khi tiêm
Việc tiêm vacxin uốn ván là một biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ cơ thể khỏi virus uốn ván và độc tố tetanospasmin. Như mọi loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván có thể bao gồm sưng và đau tại điểm tiêm, đỏ hoặc nóng ở vùng tiêm, mệt mỏi. Những tác dụng phụ này thường tự giảm đi sau vài ngày nên không quá lo lắng.
Rất ít trường hợp có thể gặp các phản ứng dị ứng như ngứa, khó thở, hoặc phát ban. Nhưng nếu cảm thấy có dấu hiệu bất thường thì cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chính xác.
3.2. Chăm sóc sau tiêm
Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, quan trọng là giữ vùng tiêm sạch sẽ và nghỉ ngơi. Nếu có đau và sưng, áp đá lạnh xung quanh vùng sưng đỏ để giảm đau sưng. Theo dõi tác dụng phụ chặt chẽ nếu có vấn đề bất thường hãy liên hệ bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
Trên đây là những thông tin khái quát cơ bản về bệnh uốn ván và lợi ích toàn diện của tiêm vắc xin uốn ván. Nếu có thắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Tổng đài của Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI bạn nhé.