Mang thai và cho con bú là hai giai đoạn vô cùng quan trọng, cần phải chú trọng không chỉ về chế độ chăm sóc mà còn cả chế độ dinh dưỡng để đảm bảo mẹ khoẻ mạnh và con phát triển tốt. Bài viết hôm nay sẽ mang đến những thông tin hữu ích về khám dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Menu xem nhanh:
1. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ có thai
1.1. Tại sao cần khám dinh dưỡng?
Trong thời kỳ mang thai, chất dinh dưỡng nuôi bé phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ đảm bảo mẹ có sức đề kháng tốt, đủ để sinh con và đứa trẻ sẽ được phát triển khoẻ mạnh bình thường, không bị chậm phát triển tâm thần và vận động.
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai
Nhu cầu năng lượng:
Theo các bác sĩ, một phũ nữ cần tối thiểu 2.200 kcal/ngày. Sang đến giai đoạn từ tháng thứ 4 – 6 thì cần 360 kcal/ngày còn ba tháng cuối thì cần 475 kcal/ngày.
Các nhóm chất dinh dưỡng chất:
– Chất đạm: Đây là nhóm chất cần thiết để giúp xây dựng được bào thai, nhau thai và mô ở cơ thể mẹ. Để bổ sung nhóm chất này, mẹ nên ăn những thực phẩm như các loại đậu, sữa, trứng….
– Chất béo: Chất béo được coi là một chất cần thiết để giúp xây dựng được màng tế bào cũng như hệ thống thần kinh của bé, cung cấp năng lượng cũng như giúp hấp thụ được những vitamin tan trong dầu cho bà bầu. Mẹ nên chú ý bổ sung cả acid béo no và không no.
+ Về acid béo no: Có nhiều trong mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ… tuy nhiên không nên dùng quá 10%.
+ Về acid béo không nó: Có trong dầu mè, dầu đậu phộng, dầu nành, mỡ cá.
Nhu cầu về vitamin và khoáng chất:
– Canxi: Canxi là chất cần thiết để hình thành được xương và răng cho thai nhi. Nhu cầu canxi hàng ngày của một phụ nữ là khoảng 1000mg/ngày. Nên bổ sung canxi trong các loại thực phẩm từ sữa như cá, đậu, rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, kem, phomai….)…
– Acid folic: Một bà bầu cần khoảng 600 µg /ngày. Nếu thiếu đi chất này thì bà bầu sẽ bị thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu và dị tật ống thần kinh thai nhi. Chất này thường có những loại rau có lá, bông cải xanh, măng tây, bắp cải, chuối, thận, trứng…
– Vitamin A: Để tăng sức đề kháng cho mẹ và một lượng vitamin A dự trữ cho con, bà bầu cần khoảng 800 µg/ngày. Nhưng đặc biệt cần lưu ý việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể dẫn tới quái thai. Vitamin A thường có trong những thực phẩm từ động vật như: gan, sữa, thịt, bơ, lòng đỏ trứng,… hay những rau quả màu xanh, đỏ, vàng.
– Vitamin D: Vitamin D cần thiết cho cơ thể để hấp thụ được canxi và phosphor và góp phần cấu tạo nên xương. Nếu thiếu đi chất dinh dưỡng này sẽ khiến nhuyễn xương, co giật,…Thực phẩm này có nhiều trong gan cá, trứng, bơ, sữa hay các loại cá béo.
– Vitamin B1: Phụ nữ mang thai rất cần thiết để phòng bệnh tê phù. Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này ở những thực phẩm như thịt heo, loại hạt đậu, rau, các loại sản phẩm men, nấm mốc hay một số loài cá…
– Sắt: Chất này rất cần thiết cho cả mẹ lẫn con. Bạn có thể tìm thấy loại thức ăn này trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, gan động vật, bột dinh dưỡng, bột mì, nước mắm, mì tôm…
– I-ốt: Khi mang thai, phụ nữ cần khoảng 200 µg/ngày. Phụ nữ mang thai thiếu i-ốt có nguy cơ cao bị sảy thai, chết lưu, sinh non, trẻ dễ chậm phát triển trí tuệ, mắc cái khuyết tật bẩm sinh. Đặc biệt tăng tỷ lệ tử vong chu sinh. Bạn có thể tìm thấy các thực phẩm giàu i-ốt trong cá biển, rong biển, muối ăn…
2. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ cho con bú
2.1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với phụ nữ cho con bú
Vì giai đoạn này bé hoàn toàn được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ nên chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con, đặc biệt trong 6 tháng đầu. Trẻ ít bú mẹ thường dễ mắc tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh lý khác hơn so với những trẻ được bú mẹ. Khi được cung cấp đủ chất, trẻ phát triển cả về thể chất và trí lực, có sức đề kháng tốt, khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng thấp, ít mắc các bệnh mạn tính hông lây.
2.2. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ cho con bú
– Nhu cầu về năng lượng: Phụ nữ cho con bú cần cung cấp ít nhất khoảng 500 Kcal/ngày. Nguồn năng lượng này sẽ giúp sản xuất ra khoảng 750ml/ngày. Ngoài việc bổ sung năng lượng vào 3 bữa ăn chính, mẹ nên bổ sung thêm vào các bữa ăn dặm bằng các loại thực phẩm như bánh ngọt, trứng luộc, sữa…
– Protein: Lượng đạm cần cung cấp một ngày của phụ nữ đang cho con bú là khoảng 28g/ngày. Cần lưu ý không nên kiêng khem quá nhiều dẫn đến giảm lượng sữa mà nên ăn đa dạng các món ăn chứa đạm thông thường như cá chiên, thịt luộc, thịt xào, thịt nướng…
– Chất béo: Ở giai đoạn này, hãy chọn những chất béo có ích cho sự phát triển của con. Cần bổ sung thực phẩm giàu DHA và ARA như các loại hạt, cá biển, quả bơ, lòng đỏ trứng gà, thịt gà…
– Vitamin và khoáng chất: Mẹ nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ cần thiết để có thể cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ.
– Sắt: Sau khi sinh, mẹ sẽ mất một lượng máu lớn chính vì vậy việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết.
Mẹ có thể bổ sung lượng sắt qua 2 nguồn:
+ Nguồn từ động vật: gan, thịt bò, thịt gà, hải sản vỏ cứng, trứng…
+ Nguồn từ thực vật: đậu phụ, rau sẫm màu như bó xôi, rau cải ngọt,…
– Canxi: Mẹ nên uống thêm sữa hay những thực phẩm làm từ sữa (bơ, phô mai,…) để có đủ lượng canxi cung cấp cho bé hàng ngày.
– Nước: Để giúp tăng lượng sữa mẹ, nước là thành phần không thể thiếu. Mẹ nên bổ sung ít nhất 3 lít nước/ngày. Ngoài ra nên uống thêm nước trái cây và ăn nhiều trái cây mọng nước. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên tập thói quen uống một ly nước khi cho con bú và sau khi cho bú.
3. Quy trình thăm khám dinh dưỡng đúng chuẩn tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
3.1. Bước 1
– Bác sĩ thăm khám và khai thác tiền sử bệnh, chế độ ăn uống của bệnh nhân.
– Bệnh nhân thực hiện đo chiều cao và cân nặng để đánh giá chỉ số BMI.
3.2. Bước 2
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết cho trẻ như:
– Xét nghiệm huyết học: Công thức máu toàn phần (12 chỉ số).
– Xét nghiệm hóa sinh: đường, chức năng gan thận, mỡ máu, Albumin, Protein toàn phần,…
– Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng: VTM D3; Retinol huyết thanh (tiền VTM A); Ferritin; sắt huyết thanh; Transferrin; Kẽm, Magie, Canxi, Phosphate; Phosphatase kiềm; VTM C, K2, B1, B12, Folic,…)
3.3. Bước 3
Từ kết quả tổng hợp sau quá trình khám, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị và xây dựng phác đồ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể trẻ, giúp bé có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ được hẹn tái khám để đánh giá lại và có phương án điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
4. Lý do nên khám dinh dưỡng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Chuyên khoa dinh dưỡng của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là một địa chỉ khám dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú uy tín và tin cậy.
– Cung cấp đa dạng các dịch vụ nổi bật như:
+ Khám, điều trị, tư vấn và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ ≤ 15 tuổi.
+ Khám, điều trị và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, đang nuôi con bú
+ Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết cho trẻ.
+ Xây dựng phác đồ dinh dưỡng chi tiết cho trẻ.
– Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, công tác tại những bệnh viện lớn tuyến đầu, luôn ân cần và nhẹ nhàng với bệnh nhân.
– Sở hữu hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ các nước có nền y khoa hàng đầu.
– Áp dụng thanh toán theo BHYT và Bảo hiểm bảo lãnh để tiết kiệm chi phí tối đa chi phí cho người bệnh.
– Bệnh nhân luôn được hỗ trợ nhanh chóng, hướng dẫn tận tình và không phải chờ đợi lâu.
Hy vọng bài viết trên của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng vào thời kỳ này vô cùng quan trọng, chính vì vậy hãy nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ tại những cơ sở y tế uy tín để có một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.