Mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ đang than phiền hiện nay. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều chị em phụ nữ đang phải chịu áp lực. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ gây mệt mỏi, kéo theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe và sắc đẹp. Cùng tìm hiểu cách khắc phục mất ngủ cho phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Menu xem nhanh:
1. Mất ngủ xuất hiện nhiều ở phụ nữ hơn nam giới
Mất ngủ là vấn đề thường gặp, xảy ra ở các giới tính và lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thực tế thì phụ nữ có nguy cơ gặp phải chứng mất ngủ nhiều hơn nam giới gấp 1,5 lần.
Các nghiên cứu này cho thấy phụ nữ thường mất thời gian đi vào giấc ngủ hơn nam giới. Bên cạnh đó, thời gian ngủ của phụ nữ cũng ngắn và không chất lượng bằng nam giới.
Ở phụ nữ thường xuất hiện nhiều triệu chứng thay vì một triệu chứng tại một thời điểm. Cùng lúc người bệnh sẽ thấy: khó ngủ, tỉnh táo, đêm dễ tỉnh giấc, sáng lại dậy rất sớm do không ngủ tiếp được.
2. Những nguyên nhân chính gây mất ngủ ở phụ nữ
Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra: mất ngủ ở phụ nữ luôn cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về hormone và một số vấn đề sức khỏe khác ở nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ có mối liên hệ khá mật thiết sự thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Cụ thể như sau:
– Khi người phụ nữ đến thời kỳ kinh nguyệt (có thể trước hoặc trong kỳ kinh). Lúc này, nồng độ hormone progesterone giảm xuống và những hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra. Từ đó sẽ khiến chị em bị mất ngủ về đêm. Có đến khoảng 23% phụ nữ gặp phải trường hợp này (trước kỳ kinh) và khoảng 30% là trong kỳ kinh.
– Phụ nữ đang ở quá trình mang thai. Khoảng 3 tháng đầu nội tiết tố của họ bị biến đổi liên tục khiến mẹ bầu ngủ nhiều hơn bình thường. Sau đó khi các nồng độ dần ổn định nhưng cơ thể lại có nhiều thay đổi khiến chị em bị mất ngủ liên tục. Càng về những tháng cuối, tiểu đêm nhiều, bụng bầu lớn khó nằm thoải mải càng khiến mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
– Thời kỳ tiền mãn kinh. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mất ngủ được xem là một dấu hiệu khá điển hình. Khi này, hormone estrogen giảm, thời gian hạ nhiệt của cơ thể là vào gần sáng dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến nội tiết này, còn có những nguyên nhân điển hình khác như:
– Tinh thần: căng thẳng và trầm cảm, hai tâm lý này có liên kết chặt chẽ với giấc ngủ. Thiếu ngủ sẽ làm tác động trực tiếp đến sức khỏe tâm lý của mọi người. Những người thường bị rối loạn lo âu, stress, trầm cảm,… sẽ thường gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Ngược lại mất ngủ sẽ khiến các tình trạng về tâm lý nghiêm trọng hơn.
– Ảnh hưởng đến từ những bệnh lý nền. Nữ giới đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường tiết niệu hay liên quan tới buồng trứng. Tiểu đêm, đau về đêm sẽ dẫn đến mất ngủ dễ hoành hành.
3. Những tác hại của mất ngủ đến với phụ nữ
Mất ngủ với phụ nữ chỉ cần diễn ra một thời gian thì sẽ phải đối mặt với vô vàn tác hại. Có thể kể tới như:
– Da dẻ trở lên khô sạm và nhăn. Mất ngủ khiến da của phụ nữ trở nên kém tươi sáng. Đây là nguyên nhân làm rối loạn điều tiết da khiến da thiếu sức sống. Sức khỏe làn da và giấc ngủ có một mối quan hệ mật thiết. Thiếu ngủ làm cơ thể tăng tiết ra hormone cortisol làm giảm tổng hợp collagen. Chưa kể mất ngủ kéo dài sẽ tăng độ nghiêm trọng của da: nổi mụn, viêm, dị ứng.
– Tăng cân không kiểm soát. Những người khi mất ngủ thường xuyên khiến lượng ghrelin (kích thích thèm ăn) tăng lên. Khi đó họ có xu hướng ăn đêm đặc biệt là đồ ngọt và tinh bột. Điều này càng làm khó khăn hơn khi đi vào giấc ngủ. Không chỉ vậy, mất ngủ còn gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone đốt cháy calo thừa.
– Rụng tóc. Đối với người phụ nữ, mái tóc là thứ vô cùng quan trọng với sắc đẹp. Mái tóc khô xơ, không óng mượt và thưa thớt là một phản ánh về sức khỏe bất ổn. Mất ngủ chính là một nguyên nhân gây rụng tóc đáng lo với nữ giới.
Không chỉ đơn thuần là kẻ thù của sắc đẹp, mà mất ngủ còn gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Những vấn đề như: rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp, tim đập không ổn định, suy nhược,…
4. Biện pháp khắc phục
Hiện nay thì, mất ngủ ở nữ giới có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Trong đó những cách khắc phục mất ngủ mà chị em có thể quan tâm tới như:
4.1. Khắc phục mất ngủ từ chính lối sống hàng ngày
Lối sống thiếu khoa học sẽ khiến bạn phải đối mặt với mất ngủ và suy giảm sức khỏe. Vì vậy để cải thiện cho giấc ngủ bạn nên thực hiện:
– Xây dựng thói quen ngủ và dậy đúng giờ kể cả ngày nghỉ. Điều này giúp đồng hồ sinh học của cơ thể được hoạt động điều độ hơn.
– Đảm bảo phòng ngủ luôn được gọn gàng thoáng mát. Không gian cần yên tĩnh và không có các thiết bị điện tử ngay giường.
– Không sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có cafeine hay thức ăn nhiều dầu mỡ sát giờ ngủ.
– Mỗi ngày nên dành ra cho bản thân từ 30-50 phút luyện tập cơ thể như: đi bộ, bơi lội, chạy, yoga,…. Điều này không những khiến cơ thể dẻo dai mà giúp máu huyết được lưu thông cải thiện giấc ngủ.
– Dành ra cho bản thân từ 15-20 phút mỗi tối gần giờ nghỉ nghe nhạc, đọc sách và thư giãn. Cố gắng loại bỏ những phiền muộn, lo lắng trong ngày để tư tưởng thoải mái.
4.2. Khắc phục mất ngủ theo các chỉ định từ bác sĩ
– Liệu pháp nhận thức và hành vi. Đây thường được xem là cách khắc phục mất ngủ đầu tiên được các bác sĩ hướng đến. Liệu pháp này giúp người bệnh nhận được hiệu quả mà lại không gặp phải các vấn đề về tác dụng phụ.
– Sử dụng thuốc: sẽ có thuốc kê toa và thuốc không kê toa. Với thuốc kê toa đòi hỏi bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám với bác sĩ. Với những loại thuốc bác sĩ không kê đơn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cân nhắc thật kỹ trước khi dùng, bởi nếu sử dụng sai chúng đều có những tác dụng mà bạn không mong muốn.
– Sử dụng thêm một số loại thảo dược: một số loại thảo dược như cây lang nữ, lá vông, nụ hoa tam thất, trà hoa cúc mật ong,… là những bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ tình trạng mất ngủ. Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Mất ngủ đặc biệt ở phụ nữ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và sắc đẹp. Vì vậy bạn không nên chủ quan. Hay kiểm soát công việc, hạn chế stress và chú ý đến bản thân nhiều hơn.