Hướng dẫn điều trị cho người có bệnh án glocom

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Glocom là bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ gây mù lòa đứng thứ 2 ở Việt Nam và cả trên thế giới. Do đó, người có bệnh án glocom cần được điều trị càng sớm càng tốt. Mục đích là để người mắc glocom có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Vì sao bệnh nhân glocom nên điều trị càng sớm càng tốt?

Người có bệnh án glocom nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho hiệu quả chữa trị cao hơn.

Bệnh glocom nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho hiệu quả chữa trị cao hơn.

Glôcôm, hay còn gọi là bệnh tăng nhãn áp, là một bệnh lý gây tổn thương dây dây thần kinh thị giác, gây giảm dần thị lực và có thể dễ tới mù lòa vĩnh viễn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, glocom hiện là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ 2 trên toàn thế giới. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song phổ biến hơn là đối tượng người cao tuổi, từ 60 tuổi trở lên.

Bệnh glocom chia là 2 loại cơ bản: glocom góc mở và glocom góc đóng. Bệnh góc đóng thường xuất hiện biểu hiện lâm sàng cấp tính, có thể điều trị khỏi nếu phát hiện và chữa bệnh sớm. Bệnh glocom góc mở là bệnh mãn tính, triệu chứng xuất hiện chỉ âm ỉ hoặc không có triệu chứng, vậy nên thường khi phát hiện thì bệnh đã nặng.

Các số liệu cho thấy có tới 50% bệnh nhân mắc glocom góc mở và glocom góc đóng chỉ biết mình bị bệnh khi thị lực đã giảm sút nghiêm trọng. Điều này khiến cho việc chữa trị bệnh glocom trở nên khó khăn hơn nhiều. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh glocom có ý nghĩa quan trọng, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong điều trị, kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng mù lòa có thể xảy ra.

2. Làm thế nào để phát hiện bệnh glocom?

Bệnh nhân mắc glocom có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường ở bộ phận mắt. Đây chính là dấu hiệu để bệnh nhân nhận biết, nghi ngờ mình có thể mắc bệnh lý về mắt và sớm đi khám để được xác định bệnh.

Theo đó, người mắc glocom góc đóng cấp tính thường xuất hiện những biểu hiện như:

– Xuất hiện đột ngột các triệu chứng khởi phát như: đau nhức mắt, nhức xung quanh vùng hố mắt, cảm thấy nhức lan lên nửa đầu cùng bên;

– Có dấu hiệu nhìn mờ, nhìn đèn có thấy quầng xanh đỏ;

– Một số người bị glocom còn cảm thấy sợ ánh sáng, thấy ánh sáng là chảy nước mắt nhưng không có ghèn…

– Một số trường hợp người bệnh glocom góc đóng cấp tính còn có biểu hiện như nôn mửa, vã mồ hôi, đau bụng

So với glocom góc đóng cấp tính thì bệnh glocom góc mở sẽ ít xuất hiện triệu chứng hơn. Nhiều trường hợp bệnh diễn tiến âm ỉ, chỉ xuất hiện triệu chứng khi tình trạng đã rất nặng. Với trường hợp này, việc khám mắt định kỳ hàng năm sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Hướng dẫn điều trị cho người có bệnh án glocom-2

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bất thường về mắt nên đi khám để được phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời

Thực tế, các triệu chứng chỉ đóng vai trò giúp nghi ngờ, phát hiện bệnh lý glocom. Còn để xác định bệnh, người nghi mắc glocom cần phải tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết:

– Khám lâm sàng với bác sĩ để đánh giá thị lực của bệnh nhân;

– Soi góc tiền phòng và ước lượng độ sâu góc tiền phòng thông qua nghiệm pháp Henrick;

– Đo nhãn áp;

– Soi đáy mắt hoặc tiến hành chụp OCT bán phần sau.

Lưu ý rằng, khi đi khám mắt, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên Khoa Mắt như Thu Cúc TCI. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt giàu kinh nghiệm, sử dụng máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, bạn sẽ an tâm hơn về chất lượng dịch vụ cũng như có được kết quả nhanh chóng, chính xác.

3. Hướng dẫn điều trị cho người có bệnh án glocom

Cách điều trị hiệu quả cho người có bệnh án glocom sẽ tùy thuộc vào tình trạng và thể trạng của bệnh nhân

Cách điều trị hiệu quả cho người có bệnh án glocom sẽ tùy thuộc vào tình trạng và thể trạng của bệnh nhân

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị cho người có bệnh án glocom. Theo đó, phác đồ điều trị sẽ trực tiếp dựa vào tình trạng và thể trạng của bệnh nhân.

3.1. Điều trị cho bệnh nhân glocom góc mở nguyên phát

Với bệnh nhân có bệnh án glocom góc mở nguyên phát, cách thức điều trị sẽ hướng tới cho dùng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Nếu dùng thuốc không đạt hiệu quả thì mới chuyển sang điều trị với laser hoặc phẫu thuật.

Về cơ bản, các bước điều trị cho bệnh nhân glocom góc mở nguyên phát được tiến hành như sau:

– Bước 1: Cho bệnh nhân dùng 1 loại thuốc chẹn giao cảm beta (Betaxolol 0,5%, Timolol 0,25%…) hoặc thuốc prostaglandin (Xalatan, Travatan, Lumigan…). Nếu thấy có tác dụng thì sẽ cho bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc và theo dõi. Trường hợp hiệu quả không đạt được như mong muốn thì sẽ chuyển sang bước 2.

– Bước 2: Cho bệnh nhân dùng kết hợp 2 loại thuốc. Ưu tiên dùng phối hợp thuốc chẹn giao cảm beta và prostaglandin. Nếu bệnh nhân không dùng được thuốc chẹn giao cảm beta thì có thể thay bằng thuốc cường giao cảm alpha hay thuốc ức chế men carbonic anhydrase. Trường hợp hiệu quả không đạt được sẽ tiếp tục chuyển sang bước 3:

– Bước 3: Cho bệnh nhân dùng kết hợp 3 loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Nếu kết quả điều trị vẫn không đạt được như mong muốn thì bác sĩ sẽ tư vấn điều trị cho bệnh nhân sang bước 4.

– Bước 4: Điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật mắt. Tùy vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân thông qua các chỉ số cụ thể sau kiểm tra, xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đánh giá và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

3.2. Điều trị cho bệnh nhân glocom góc đóng nguyên phát

3.2.1. Trường hợp glocom góc đóng cấp tính

Với trường hợp bệnh nhân có bệnh án glocom góc đóng cấp tính, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho điều trị với thuốc để hạ nhãn áp. Sau đó, tùy tình trạng đóng của góc tiền phòng, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định điều trị laser hay phẫu thuật.

Bệnh nhân glocom góc đóng cấp tính thường sẽ được sử dụng thuốc như:

– Thuốc tăng thẩm thấu và làm giảm thể tích dịch kính: Glycerin 50% hoặc Isosorbide 70%;

– Thuốc giảm tiết thủy dịch: Acetazolamid, Timolol 0,5%…

Trường hợp giác mạc trong trở lại, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị laser tạo hình góc và laser mở mống mắt chu biên. Còn trường hợp cắt mống mắt ngoại vi khi giác mạc quá phù nề hoặc mống mắt quá dày thì cần tiến hành phẫu thuật. Với trường hợp bệnh nhân glocom góc đóng cấp tính cần cắt bè thì nên điều trị nội khoa hạ nhãn áp trước rồi mới tiến hành phẫu thuật để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

3.2.2. Trường hợp glocom đóng bán cấp

Bệnh nhân có bệnh án glocom đóng bán cấp thường xuất hiện triệu chứng đặc trưng với những đợt có chu kì giảm thị lực, cảm thấy mắt bị đau nhức nhẹ do tăng nhãn áp, nhìn thấy quầng sáng… Với trường hợp này, người bệnh thường được bác sĩ tư vấn điều trị mở mống mắt bằng laser.

3.2.3. Trường hợp glocom đóng mãn tính

Glocom đóng mãn tính xảy ra sau khi người bệnh đã trải qua giai đoạn glocom đóng cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời hoặc khi góc tiền phòng bị đóng dần và nhãn áp bị tăng lên dần. Bệnh nhân trường hợp này thường được bác sĩ tư vấn điều trị bằng laser cắt mống mắt nhằm giải quyết cơ chế nghẽn đồng tử. Sau khi, bệnh nhân sẽ tiếp tục dùng các thuốc điều trị hạ nhãn áp. Trường hợp nhãn áp không thể điều chỉnh, bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật cắt bè củng giác mạc.

Trên đây là hướng dẫn điều trị cho người có bệnh án glocom. Tuy nhiên, để có phác đồ điều trị tốt, đạt hiệu quả cao, bệnh nhân glocom cần đi khám để được bác sĩ xác định tình trạng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital