Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân hen phế quản nhanh khỏi

Hen phế quản là bệnh viêm đường thở mạn tính, gây ra nhiều vấn đề như khó thở, nghẹt trong lồng ngực, ho tái diễn kéo dài… và thường xảy ra vào đêm hay sáng sớm. Người bệnh hen phế quản nặng cần có chế độ sống và sinh hoạt khoa học để hạn chế tình trạng bệnh. Đặc biệt, chăm sóc bệnh nhân hen phế quản đúng cách có thể hỗ trợ giảm triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị.

Menu xem nhanh:

1. Hiểu về bệnh hen phế quản để có cách chăm sóc đúng

1.1 Các nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây hen phế quản có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, thường được chia thành hai nhóm chính:

1.1.1 Yếu tố dị ứng

– Viêm nhiễm đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm, viêm phổi cũng có thể dẫn đến bùng phát cơn hen.

– Tiếp xúc chất gây dị ứng: Bao gồm phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông động vật, gián và một số thực phẩm có thể gây kích ứng hệ hô hấp.

– Ô nhiễm không khí: Tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, khí độc và các chất ô nhiễm công nghiệp có thể gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng hen suyễn.

– Thời tiết và môi trường lạnh: Không khí lạnh và việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể kích hoạt cơn hen.

– Thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây ra hen suyễn ở những người nhạy cảm.

– Thực phẩm và chất phụ gia: Một số thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc phụ gia như sulfit cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc hen suyễn.

– Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng (tức là dễ bị dị ứng với các tác nhân từ môi trường) thường có nguy cơ cao mắc hen suyễn.

1.1.2 Yếu tố không do dị ứng

– Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.

– Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo lắng quá mức có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hen.

– Hoạt động thể chất quá mức: Gắng sức, tập thể dục quá mức có thể gây ra hen suyễn, đặc biệt là trong môi trường lạnh hoặc khô.

chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần kéo dài có thể dẫn tới cơn hen khởi phát

1.2 Những triệu chứng của hen phế quản giúp phát hiện bệnh

– Khó thở: Đây là triệu chứng chính. Người bệnh thường cảm thấy tức ngực và khó khăn trong việc hít thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc tiếp xúc với các tác nhân kích thích như bụi, phấn hoa, hoặc khí lạnh.

– Ho: Thường là ho khan, kéo dài, và có thể xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đôi khi người bệnh cũng có thể ho có đờm.

– Thở khò khè: Khi hít thở, người bệnh có thể nghe thấy âm thanh rít hoặc khò khè từ phổi, đặc biệt là trong những đợt lên cơn hen.

– Cảm giác tức ngực: Người bệnh có thể cảm thấy ngực bị ép chặt, giống như có áp lực nặng đè lên.

– Khó chịu và mệt mỏi: Việc thiếu oxy do khó thở lâu dài có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

1.3 Biến chứng nguy hiểm của bệnh hen phế quản

Hen phế quản có diễn biến khác nhau ở từng ca bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân khỏi sau một thời gian, nhưng cũng có trường hợp người bệnh bị tái lại liên tục. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe:

– Tình trạng nhiễm khuẩn nặng: đờm đặc, khó thở, suy hô hấp, sốt…

chăm sóc bệnh nhân hen phế quản tránh biến chứng xảy ra

Suy hô hấp là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở bệnh nhân hen phế quản

– Lao phổi, bệnh giãn phế nang, bệnh suy thất phải…

– Nếu không theo dõi và xử trí kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nhanh và có thể gây tử vong

2. Một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh hen phế quản

– Khám lâm sàng: Qua xem xét các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ có hướng chẩn đoán và khám lâm sàng phù hợp. Từ đó còn giúp loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự như viêm đường hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),…

– Đo chức năng hô hấp: Đo trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản. Nếu sau khi dùng thuốc mà chức năng phổi tốt hơn thì bệnh nhân có khả năng cao bị hen phế quản.

– Chụp X-quang ngực hoặc CT phổi: Nếu bệnh nhân bị hen phế quản, kết quả chụp có thể cho những hình ảnh bất thường.

– Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm đờm tìm bạch cầu ưa acid, xét nghiệm Methacholin, xét nghiệm NO, … có thể được chỉ định tùy trường hợp.

– Phân tích máu khi tình trạng cơn hen nặng thông qua: PaO2 (áp suất O2 máu động mạch), PaCO2 (áp suất CO2 máu động mạch), SaO2 (độ bão hoà oxy trong máu động mạch), PH máu.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

3.1 Thực hiện các bước chăm sóc cụ thể:

– Tăng khả năng thông khí cho bệnh nhân bằng cách để bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao, phòng ở thông thoáng.

– Làm sạch dịch phế quản bằng cách vỗ và rung lồng ngực cho bệnh nhân, hướng dẫn người bệnh hít thở khoa học. Bệnh nhân cần uống nước nhiều, thực hiện hút đờm dãi nếu đờm nhiều…

– Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản và corticoid cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Đối với bệnh nhân sử dụng kháng sinh cần lưu ý vấn đề dị ứng.

– Nếu bệnh nhân khó thở nặng cần thực hiện thở oxy.

– Chăm sóc về chế độ ăn uống và sức khỏe tinh thần: Cần áp dụng một chế độ ăn đủ chất, nhiều vitamin và calo. Đặc biệt hạn chế các đồ ăn có nguy cơ gây dị ứng. Bệnh nhân cần ăn nhạt, hạn chế mu- Động viên để bệnh nhân có tâm lý điều trị tốt hơn, có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ nếu bác sĩ kê đơn và người bệnh không có tình trạng suy hô hấp.

chăm sóc bệnh nhân hen phế quản sau khi thăm khám với bác sĩ

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua đánh giá nhiều yếu tố

3.2 Theo dõi và lưu ý trong quá trình điều trị:

Theo dõi nhịp thở, nhịp tím, huyết áp, thân nhiệt, tình trạng đờm, tinh thần… của người bệnh trong suốt hành trình điều trị

Bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng và điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, giữ ấm cơ thể và tăng cường dinh dưỡng để phục hồi chức năng hô hấp.

Không lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh và báo cho bác sĩ hoặc đi khám ngay khi thấy những biểu hiện như: khó thở kéo dài, ho ra máu hoặc bị phù…

4. Điều trị và phòng ngừa bệnh hen phế quản

Việc điều trị bệnh thường bao gồm:

– Dùng các loại thuốc giãn phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ

– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng Corticoid kết hợp điều chỉnh nước và điện giải

– Sử dụng máy thở oxy nếu có tình trạng suy hô hấp.

Bên cạnh đó, để phòng tránh những cơn hen cấp tính hoặc phòng bệnh hen tái phát, người bệnh cần chú ý:

– Tránh xa những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng hoặc gây stress, căng thẳng kéo dài

– Điều trị triệt để ổ nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên

– Giữ ấm cho cơ thể và bỏ thuốc lá, thuốc lào

– Rèn luyện thể thao vừa sức, bồi bổ đúng cách để tăng đề kháng

– Chọn môi trường sống phù hợp, tránh ô nhiễm không khí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital