Có những cách lấy dị vật ra khỏi mũi đơn giản, nhanh chóng, có thể tự thực hiện ở nhà mà không cần nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ. Một số khác lại không. Dị vật trong mũi có thể nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào từng dị vật. Tuy nhiên, việc lấy dị vật trong mũi luôn là điều cần thiết và nên thực hiện từ sớm để tránh những vấn đề biến chứng mà dị vật có thể gây nên.
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên tắc chung trong việc lấy dị vật mũi
Dị vật mũi là tình trạng khá quen thuộc, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Nguyên nhân dị vật trong mũi thường là do trẻ hiếu động, tự nhét đồ vật vào lỗ mũi. Một số tình huống dị vật mũi khác có thể từ hóc, sặc khiến đồ ăn lên mũi, tai nạn khiến dị vật vào mũi, hoặc cũng có khi động vật, côn trùng bò vào mũi. Tùy theo mỗi tình huống mà việc xử lý tìm cách lấy các dị vật ra khỏi mũi là khác nhau.
Tuy nhiên, việc lấy dị vật trong mũi dựa theo một số nguyên tắc chung như:
– Hầu hết, các dị vật thường ở vùng mũi trước và có thể nhìn thấy, Khi này, có thể dễ dàng nhìn thấy dị vật và sử dụng mỏ vịt mũ để gắp dị vật ra khỏi mũi nếu biết phương pháp chuẩn.
– Không nên bịt bông hay các vật dụng, các loại củ hạt,… vào lỗ mũi khi có dị vật.
– Các trường hợp dị vật mũi cần sớm đến cơ sở y khoa Tai Mũi Họng uy tín để được hỗ trợ gắp dị vật phù hợp bao gồm: dị vật là côn trùng chui vào mũi, dị vật là các đồ điện tử có thể bị oxy hóa như pin đồng hồ, pin cúc, nam châm,…
– Không dùng tay dụi hoặc ngoáy mũi để lấy dị vật bị vào mũi.
2. Cách phát hiện dị ra tình huống dị vật mũi
Với người trưởng thành hoặc đã lớn, việc phát hiện dị vật mũi khá đơn giản với cảm giác ngứa cộm. Thêm nữa, người bị dị vật mũi cũng thường dễ dàng kiểm soát việc mũi bị dị vật gì. Trong khi đó, với trẻ em lại có nhiều điều cần phải chú ý để nhận biết tình trạng này. Khi này, cha mẹ nên để ý xem, trẻ có hiện tượng ngứa mũi không với biểu hiện dụi mũi, ngoáy mũi của trẻ. Thêm nữa, dị vật trong mũi thường kích thích niêm mạc và khiến chảy dịch mũi bên có dị vật. Có thể dựa vào điều này để nghi ngờ dị vật mũi và kiểm tra mũi trẻ.
Tình trạng điển hình dễ nhận biết nhất là khi dị vật trong mũi gây cảm giác đau hoặc tắc nghẹt mũi có dị vật. Dị vật cũng có thể làm trầy xước niêm mạc mũi và gây tình trạng chảy máu. Một số người có thể vì tình hình mũi máu mà xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc có thể nôn thật.
Ngoài ra, dị vật mũi để lâu dài cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng, tạo nên mùi hôi từ hơi thở hoặc từ mũi. Cha mẹ nên nghi ngờ dị vật bỏ quên trong mũi khi thấy trẻ có hiện tượng này.
3. Cảnh báo những vấn đề nguy hiểm khi bị dị vật mũi
Dị vật mũi không quá nghiêm trọng, đặc biệt là khi có thể xử lý tại chỗ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể xử lý dễ dàng. Một số dị vật sâu trong hốc mũi, kích thước lớn, các côn trùng,… đều là những tình huống mà người bị dị vật mũi nên nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ Tai Mũi Họng.
Dị vật mũi có thể khiến niêm mạc mũi bị ảnh hưởng, gây viêm và tạo nên các vấn đề viêm nhiễm hệ hô hấp mũi xoang. Thêm nữa, dị vật trong mũi có thể rơi xuống họng, trở thành dị vật họng với nguy cơ biến chứng thành dị vật đường thở, gây viêm nhiễm phế quản, giãn phế quản, xẹp phổi, viêm phổi, áp xe phổi,… và có thể làm tắc nghẽn đường thở, ngất xỉu, không thở được, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
4. Cách tự lấy dị vật trong mũi tại chỗ
Có thể loại bỏ dị vật mũi đơn giản với thao tác xì mũi. Thông thường, các dị vật nhỏ, không ở sâu trong hốc mũi sẽ được thực hiện theo cách này. Lúc này, chỉ cần lấy tay giữ và bịt phần mũi không bị dị vật, cố gắng lấy hơi bằng miệng và xì mạnh ra mũi có dị vật để dị vật bay ra.
Với trẻ em chưa biết xì mũi đúng cách, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ. Nếu trẻ quá bé không biết lấy hơi và xì mũi, cha me không nên cố ép trẻ thực hiện cách này, mà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ đúng cách và phù hợp.
Ngoài ra, trong trường hợp, dị vật ngay ngoài cánh mũi, và chúng ta có dụng cụ kẹp mỏ vịt hoặc kẹp nhíp, gạc,…thì có thể thực hiện gắp dị vật ngay tại chỗ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng cần sử dụng đúng dụng cụ với mỗi trường hợp dị vật mũi, tránh tình trạng gắp dị vật để lại tổn thương mũi hoặc khiến dị vật càng bị đẩy sâu vào hốc mũi và gây khó khăn cho việc gắp dị vật sau này.
5. Gắp dị vật tại các bệnh viện, phòng khám
Thiết bị cần thiết: Ghế dựa đầu hoặc ghế chuyên khoa, đèn pha chùm sáng tốt, găng tay, khẩu trang, tăm bông, gạc bôi thuốc, thiết bị mỏ vịt, kẹp nhíp, nguồn hút, ống thông hút, thuốc gây tê hoặc thuốc co mạch…
Thực hiện: Với trẻ nhỏ, cần giữ chặt đầu hoặc để tâm lý trẻ ổn định (Có thể dùng đến thuốc an thần). Với người lớn, thực hiện trên ghế dựa hoặc ghế chuyên khoa. Bác sĩ sẽ xịt thuốc gây tê và thuốc co mạch tại chỗ để làm giảm nhạy cảm, giảm sưng niêm mạc và chờ thuốc phát huy tác dụng trong tầm 5 phút.
Dùng ống hút để loại bỏ dịch nhầy khiến tầm nhìn bị che khuất. Sau đó, bác sĩ có thể dùng kẹp gắp để lấy dị vật. Với dị vật cứng hơn, sử dụng một vòng dây hoặc nạo có móc sau dị vật rồi kéo nhẹ nhàng dị vật ra. Ngoài ra, với các dị vật không thích hợp tiếp cận trước, có thể luồn bóng xì hơi đã bôi trơn phía sau vật thể để từ từ thổi bóng bằng không khí, sau đó từ từ rút bóng, kéo dị vật về phía trước đến khi thấy lực cản thì bỏ vật ra. Sau thao tác, bác sĩ làm xẹp bóng và lấy khỏi mũi
Như vậy, cách lấy dị vật ra khỏi mũi sẽ tùy thuộc vào từng tình huống cũng như kích thước dị vật. Thêm nữa, dị vật mũi có khả năng thành dị vật họng với nhiều nguy hiểm khi không được xử lý sớm. Chính vì thế, nên sớm đến các cơ sở y tế để điều trị đúng cách.