Thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể và các chất thải theo nội quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Các bệnh về thận thường tiến triển trong âm thầm nên khi được phát hiện thì đã ở giai đoạn suy thận, gây khó khăn cho việc điều trị. Cùng tìm hiểu về thận qua các câu hỏi ngắn dưới đây để phát hiện sớm các vấn đề bất thường và điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Nhiệm vụ duy nhất của thận là lọc máu?
Sai. Thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Thận loại bỏ các vật liệu thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể đồng thời duy trì sự cân bằng của các chất điện giải và các khoáng chất trong máu. Thận cũng giúp điều chỉnh huyết áp.
2. Nước tiểu được tiết ra ở thận?
Đúng. Thông thường thận xử lý khoảng 200 lít máu mỗi ngày để loại bỏ các chất thải và nước thừa trong đó bao gồm nước tiểu. Có khoảng 2 lít nước tiểu được sản xuất mỗi ngày. Nước tiểu chảy từ thận qua niệu quản vào bàng quang. Bàng quang chứa nước tiểu cho đến khi một người đi tiểu.
3. Triệu chứng không đặc hiệu thường gặp của bệnh thận mãn tính bao gồm
A: Tiểu nhiều về đêm
B: Chán ăn
C: Sưng tay, chân
D: Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là D. Bệnh thận có thể gây ra nhiều triệu chứng không đặc hiệu như:
– Sưng ở bàn tay và bàn chân
– Bọng quanh mắt
– Khó thở
– Mệt mỏi
– Tiểu nhiều vào ban đêm
– Nước tiểu có mùi
– Tăng huyết áp
– Chán ăn
– Da nhợt nhạt da và / hoặc da khô, da ngứa
Trẻ em có thể cho các triệu chứng như mệt mỏi và buồn ngủ, chán ăn và chậm lớn.
4. Người mắc bệnh thận mạn tính có thể không có triệu chứng?
Đúng. Thật không may, nhiều trường hợp có thể đã phát triển bệnh về thận trong thời gian dài trước khi các triệu chứng xuất hiện. Mặc dù có vẻ là các triệu chứng xuất hiện nhanh nhưng thực sự các triệu chứng này tiến triển chậm, kéo dài trong một vài năm.
5. Bệnh thận nào sau đây là di truyền?
A: Bệnh thận giai đoạn cuối
B: Protein niệu
C: Bệnh thận tự miễn
D: Bệnh thận đa nang
Đáp án đúng là D. Bệnh thận đa nang là một rối loạn di truyền của thận. Trong rối loạn này, một số mô thận bình thường được thay thế bởi u nang chứa đầy dịch lỏng trong cả hai thận. Khi bệnh tiến triển, các u nang trở nên lớn hơn và các mô thận chức năng giảm. Các cơ quan khác như phổi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
6. Chạy thận nhân tạo là điều trị duy nhất cho người suy thận?
Sai. Chạy thận nhân tạo không phải là điều trị duy nhất cho người suy thận. Hai phương pháp điều trị khác là lọc máu màng bụng và ghép thận.
7. Bệnh thận có mấy giai đoạn?
A: 3
B: 5
C: 6
D: 7
Đáp án đúng là B. Có năm giai đoạn của bệnh thận mãn tính. Các giai đoạn này thể hiện việc tăng mức độ nghiêm trọng từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5 do thận không còn khả năng lọc. Giai đoạn 1 gây ra tổn thương thận nhẹ trong khi giai đoạn 2 chỉ giảm nhẹ trong chức năng thận. Giai đoạn 3 là chức năng thận suy giảm ở mức trung bình và giai đoạn 4 là một giảm nghiêm trọng chức năng thận. chức năng thận suy giảm nghiêm trọng. Giai đoạn 5 là suy thận.
8. Một người chạy thận nên duy trì chế độ ăn uống như thế nào?
A: Giàu protein
B: Chứa nhiều chất xơ
Đáp án đúng là A. Những người bị bệnh thận phải hạn chế tiêu thụ protein để trì hoãn sự tiến triển của suy thận. Tuy nhiên khi mọi người đi chạy thận nhân tạo, được khuyến khích ăn nhiều protein chất lượng cao càng nhiều càng tốt. Bệnh nhân chạy thận nên ăn nhiều protein chất lượng có trong thịt, cá, gia cầm, và các nguồn khác như lòng trắng trứng.
9. Người đang chạy thận nhân tạo nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa
A: Canxi
B: Kali
C: Mangan
D: Kẽm
Đáp án đúng là B. Các loại thực phẩm có chứa chất kali có thể gây nguy hiểm cho tim của bệnh nhân chạy thận. Nồng độ kali cao có thể gây tử vong do rối loạn nhịp tim. Các thực phẩm như bơ, chuối, trái cây sấy khô, và kiwi nên tránh vì chúng chứa nhiều kali.
10. Người bệnh thận cần kiểm soát lượng nước mà cơ thể hấp thụ vì
A: Quá nhiều chất lỏng dư thừa tích tụ sẽ gây sưng phù và tăng cân.
B: Ảnh hưởng đến huyết áp
C: Lượng nước tiêu thụ quá nhiều có thể gây quá tải cho tim.
D: Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là D. Những người bị bệnh thận phải rất cẩn thận về lượng chất lỏng tiêu thụ hàng ngày. Bệnh thận làm thay đổi khả năng của cơ thể về việc cân bằng lượng chất lỏng nên bệnh nhân không theo dõi lượng nước uống của họ có thể tăng cân và bị sưng phù, vì cơ thể tích nước. Chất lỏng dư thừa này có thể gây ra huyết áp cao, khó thở, và / hoặc các vấn đề tim mạch.