Hóc xương cá thường đơn giản và không có hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình huống hóc xương cá lâu ngày lại có thể gây ra nhiều hệ lụy. Tại TCI, nhiều trường hợp cấp cứu do tình trạng xương cá để lâu và biến chứng khá nghiêm trọng. Đây cũng là điều cảnh báo cần thiết cho nhiều người còn đang thờ ơ với tai nạn thường ngày này.
Menu xem nhanh:
1. Tắc nghẽn đường thở vì hóc xương cá lâu ngày
Hệ thống Y tế Thu Cúc từng tiếp nhận điều trị ca bệnh hóc xương cá quá lâu ngày gây tắc nghẽn đường thở. Theo lời kể của bệnh nhân: khoảng 2 tháng trước, bệnh nhân có đi ăn tiệc tân gia tại nhà một người bạn. Trong bữa tiệc, sau khi ăn cá, bệnh nhân có biểu hiện bị hóc với tình trạng vướng, đau ở cổ. Lúc đó, bệnh nhân vẫn cố gắng nuốt và ăn uống bình thường.
Về nhà, bệnh nhân vẫn còn tình trạng đau ở cổ. Tuy nhiên, đây cũng không phải lần đầu bị hóc. Thêm nữa, trong suy nghĩ của bệnh nhân, hóc xương cá là chuyện bình thường nên cũng không đi khám gì. Dù vậy, tình trạng đau cổ họng và nuốt vướng của bệnh nhân kéo dài thêm mấy ngày nữa. Sau đó, dù vẫn còn hơi đau, bệnh nhân không còn cảm thấy nuốt vướng nữa. Điều này khiến bệnh nhân cũng an tâm hơn.
Khoảng gần 2 tuần trước khi đi khám tại TCI, bệnh nhân ho, sốt, viêm họng nặng. Dù đã uống thuốc nhưng tình trạng không giảm. Thêm nữa, tình trạng khó thở của bệnh nhân cũng ngày càng khó chịu, cảm giác thở phải lấy hơi rất sâu. Dù thở bằng miệng thì bệnh nhân vẫn thấy khó khăn và thiếu khí . Theo lời khuyên của người nhà, bệnh nhân đi khám tại TCI và được chụp CT Scanner. Bác sĩ TCI cho biết, vùng phế quản của bệnh nhân có mảnh xương cá mắc hóc. Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm và áp xe thanh khí quản khiến đường thở của bệnh nhân bị tắc nghẽn, và gây cảm giác khó thở cho bệnh nhân.
2. Dị vật đường thở mang lại nhiều nguy hiểm
Bác sĩ tại TCI cũng cho biết, tình trạng hóc xương cá quá lâu ngày của bệnh nhân trên vẫn được coi là may mắn khi khám tại thời điểm này. Các tình huống xương cá rơi lâu ngày rơi vào vùng đường thở và để quá lâu có thể gây xẹp phổi, hoại tử tế bào quanh vị trí bị xương cá đâm. Hầu hết những trường hợp này đều cần mở đường cánh để xử lý viêm nhiễm và gắp dị vật. Ngoài ra, trong nhiều tình huống hóc xương cá quá lâu ngày, dị vật xương cá cũng thường gây tổn thương, viêm nhiễm, gây nên tình trạng viêm nhiễm hệ hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản,…
Trường hợp của bệnh nhân TCI trên đây may mắn chưa phải đối diện với tình trạng bí thở, ngất lịm,… Rất nhiều trường hợp hợp bị hóc và ngất do xương cá đâm vào khu vực đường thở hoặc đường thở bị xương rơi vào ngay khi ăn cá. Rất nhiều bệnh nhân trong tình huống này đã không thể qua khỏi do không được thực hiện sơ cứu tại chỗ và kịp thời cho người bị nạn.
Do những nguy hiểm bất ngờ này, chúng ta càng cần nên sớm xem xét và đến nhờ các bác sĩ để sớm lấy dị vật ra một cách an toàn và không lo biến chứng.
3. Xử lý và phòng ngừa đúng cách với tình trạng hóc xương cá
3.1 Cách lấy xương cá gây hóc lâu ngày
Nội soi gắp xương cá là cách thường thấy nhất trong việc chữa xương cá lâu ngày không được lấy ra. Với tình trạng đơn giản, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi cùng kìm để lấy xương cá bị hóc. Trong một số tình huống người bệnh bị xương cá đâm sâu vào thành họng, hình thành ổ viêm nhiễm, áp xe, hoại tử các mô tế bào, thì việc mở đường cánh từ cổ có thể được xem xét. Khi này, bác sĩ sẽ rạch một đường từ nếp nhăn cổ và tiến hành các thao tác cần thiết theo đường này.
Trong quá trình lấy xương cá, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý các vấn đề về viêm nhiễm, chảy máu, các mô hoại tử, tình trạng áp xe,… Do đó, trước khi thực hiện việc gắp xương cá lâu ngày cho người bệnh, các bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng và xác định rất rõ những vấn đề mà hóc xương cá đã gây ra cũng như dự phòng tai biến cho người bệnh.
Song song với quá trình điều trị, việc thực hiện lối sống lành mạnh và tránh đồ ăn, thức uống và các chất kích thích là điều cần thiết cho người bệnh. Việc điều trị sau hậu phẫu với trường hợp hóc dị vật thường không quá lâu, nên hãy cố gắng thực hiện những hướng dẫn bác sĩ đã chú ý để việc điều trị được hiệu quả và nhanh chóng.
3.2. Phòng tránh hóc dị vật và hóc xương cá lâu ngày
Rõ ràng, những nguy hiểm từ hóc xương cá, hóc dị vật dù không xảy ra thường xuyên nhưng lại luôn chực chờ. Chính vì thế, cần có những biện pháp phòng tránh vấn đề này hiệu quả và luôn được thực hiện thường xuyên.
Để phòng tránh hiệu quả vấn đề hóc xương cá và hóc xương cá lâu nhiều ngày, cần chú ý:
– Khi ăn uống nói chung và khi ăn cá, không nên vừa ăn vừa cười đùa dễ quên việc nhai và dễ khiến xương cá lớn cũng xương cá chưa được xử lý được nuốt vào họng, gây ra tình huống hóc. Nên ăn chậm, nhai kỹ để phòng tránh nuốt phải dị vật hiệu quả.
– Với trẻ em và người già, công tác chuẩn bị đồ ăn nên được thực hiện cẩn thận. Kiểm tra kỹ về đồ ăn cũng như chất lượng thức ăn trước khi đưa chúng cho trẻ hoặc các ông bà lớn tuổi.
– Tránh món cá hoặc các món khô với người mới thực hiện thủ thuật gây mê bởi lúc này họ có thể đang bị rối loạn chức năng khu vực miệng và dễ dàng nuốt xương cá cũng như các món ăn khô khác.
Đồng thời nên luôn cảnh giác, phát hiện nhanh dị vật xương cá trong họng miệng để điều trị sớm, không lo các vấn đề về biến chứng mà tình trạng này gây nên.
4. Phát hiện nhanh tình trạng hóc xương cá để điều trị từ sớm
Chữa hóc xương cá sớm luôn là cách hiệu quả để phòng tránh biến chứng và những vấn đề của tình trạng hóc xương cá lâu ngày gây nên. Nhận biết hóc xương cá không quá khó. Cảm giác vướng ở cổ là trạng thái khá nổi bật khi gặp tình trạng này. Người bệnh thường cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt, nuốt vướng. Bên cạnh đó, khi nuốt, dù là nuốt nước bọt, người bệnh cũng cảm giác bị đau. Thông thường, vị trí đau ở đâu sẽ cho thấy xương cá đang bị vướng ở đó.
Xương cá đâm vào họng hoặc lâu ngày trong cổ họng gây viêm nhiễm có thể khiến người bệnh gặp tình trạng ho ra máu. Ngoài ra, việc xương các kích thích cổ họng khiến tình trạng ho khá phổ biến và dễ nhận biết.
Trong tình huống xương cá lâu ngày trong cổ họng, người bệnh sẽ có tình trạng viêm nhiễm mà biểu hiện dễ thấy là hiện tượng ốm sốt. Ngoài ra, đừng quên vấn đề khó thở, nghẹt thở trong trường hợp xương cá gây bít tắc đường thở.
Nhìn chung, hóc xương cá lâu ngày có nhiều hệ lụy. Chính vì thế, cần sớm phát hiện xương cá mắc hóc và có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, đừng quên phòng tránh hóc dị vật/xương cá để an tâm về sức khỏe của bản thân.