Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, các chất kích thích, vật lạ… Ho có khi kéo dài nhiều ngày, mỗi một cơn ho có khi rất ngắn nhưng có khi lại rất dài khiến người bệnh cực kỳ khó chịu và mệt mỏi. Điều trị ho tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Menu xem nhanh:
Điều trị tự nhiên tại nhà
Uống nhiều chất lỏng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát để làm dịu cổ họng bị kích thích và loãng đờm. Kê cao đầu khi ngủ vào ban đêm và có thể uống một chút mật ong trước khi đi ngủ. Nghiên cứu cho thấy mật ong có khả năng giúp giảm ho. Tuy nhiên không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Ho có đờm
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dạng viên hoặc siro có tác dụng cắt đứt cơn ho, tiêu đờm, rất dễ uống và hiệu quả cao. Nếu bị ho có quá nhiều đờm, nên tới bệnh viện để kiểm tra và tư vấn điều trị. Ngoài ra nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc tiêu đờm cho các bệnh nghiêm trọng như bệnh khí thũng, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn.
Ho khan
Ho khan thường gặp ở những người bị cảm lạnh hay cảm cúm hoặc hít phải vật lạ khó chịu như bụi, khói. Đối với những trường hợp ho khan kéo dài có thể sử dụng thuốc làm chặn cơn ho (cough suppressant). Thuốc sẽ làm giảm tần suất ho và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Thuốc ngậm giảm ho cũng có thể làm dịu cơn ho, tuy nhiên không sử dụng loại thuốc này cho trẻ dưới 4 tuổi.
Thuốc ho và trẻ em
Không bao giờ cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng các loại thuốc ho vì có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ từ 4 – 6 tuổi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị ho nào. Đối với trẻ trên 1 tuổi, 1/2 muỗng cà phê mật ong có thể giúp làm giảm cơn ho có đờm.
Thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn cơn ho?
Thực tế là thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng trong việc ngăn chặn cơn ho. Bởi vì trong phần lớn các trường hợp ho đều do nhiễm virus như virus gây cảm lạnh hoặc cảm cúm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu tình trạng ho không cải thiện sau 1 tuần, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm kiểm tra để chắc chắn rằng nguyên nhân không phải là một căn bệnh do vi khuẩn, như nhiễm trùng xoang hoặc viêm phổi. Nếu có, người bệnh có thể sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Ho do dị ứng hoặc hen suyễn
Dị ứng có thể gây ho, hắt hơi. Dị ứng thường được điều trị bằng một loại thuốc là histamin. Hiện tại đã có một số loại thuốc histamin mới không gây buồn ngủ. Nếu người bệnh vừa bị ho vừa thở khò khè, có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn. Trường hợp này cần phải tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Ho ở những người hút thuốc lá
Những người hút thuốc lá có thể bị ho, nhất là vào buổi sáng. Tuy nhiên ho cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Đôi khi khói kích thích đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm như viêm phế quản. Đôi khi khói kích thích đường hô hấp của bạn và gây ra tình trạng viêm. Nên đi khám nay nếu tình trạng ho có biểu hiện khác thường hoặc vẫn bị ho kéo dài sau khi đã bỏ thuốc lá vài tháng.
Các nguyên nhân khác gây ho
Nếu cơn ho kéo dài hơn 8 tuần, có thể có nhiều nguyên nhân khác. Ho liên tục có nhiều khả năng là do tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Ho cũng có thể là tác dụng phụ của các thuốc ức chế ACE, một loại thuốc hạ huyết áp. Ho cũng có thể là triệu chứng của bệnh ho gà, thậm chí là suy tim. Tất cả các trường hợp này đều cần phải điều trị y tế.
Khi nào cần phải gọi bác sĩ?
Với những người bị ho kéo dài, gọi ngay cho bác sĩ nếu:
- Ho có nhiều đờm.
- Đờm có lẫn máu.
- Thở khò khè, khó thở hoặc cảm giác thít chặt ở ngực
- Sốt kéo dài hơn 3 ngày
- Trẻ bị ớn lạnh hoặc ho vào ban đêm
- Ho kéo dài hơn 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.