Răng hô không chỉ gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai mà còn cả tính thẩm mỹ của gương mặt. Đây là nguyên nhân đã khiến rất nhiều người trở nên tự ti khi giao tiếp, không dám cười nhiều. Đâu là giải pháp để có thể khắc phục được vấn đề này? Tình trạng bệnh nhân hô hàm có niềng răng được không? Và những điều cần lưu ý là gì?
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là hô hàm?
1.1 Tổng quan về hô hàm
Hô hàm là tình trạng khi hàm trên hoặc cả 2 hàm cùng bị phát triển quá mức. Từ đó khiến cho khớp cắn bị sai lệch, chênh lệch đáng kể so với cấu trúc xương của toàn gương mặt.
Dấu hiệu nhận biết răng bị hô hàm thường khá dễ thấy. Điển hình nhất là tình trạng cười hở lợi. Khi đó, răng cửa sẽ có xu hướng chìa về phía trước. Nhìn nghiêng, ta sẽ thấy khuôn miệng chìa ra nhiều. Có những trường hợp hô quá nặng sẽ không thể khép chặt môi dù đã thả lỏng cơ môi.
1.2 Những tác hại của hô hàm
Tình trạng hàm hô gây nên nhiều tác hại cho người bệnh:
1.2.1 Ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ
Việc răng bị chìa ra quá nhiều sẽ khiến gương mặt trông thiếu cân đối. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ gương mặt, nụ cười của bệnh nhân. Bên cạnh đó, răng hô cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng cười hở lợi.
1.2.2 Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai
Răng hô cũng là một trở ngại lớn với quá trình ăn nhai, làm tăng nhiều nguy cơ bệnh lý như bị lệch khớp thái dương hàm hay mỏi cơ hàm. Bên cạnh đó, thức ăn khi không được đảm bảo nghiền nhuyễn sẽ kéo theo nhiều bệnh lý khác về tiêu hóa.
1.2.3 Gây nên những bệnh lý toàn thân
Răng hô về bản chất là một dạng của hiện tượng sai khớp cắn. Do đó, điều này sẽ gây cản trở quá trình ăn uống, chăm sóc và thực hiện vệ sinh răng miệng. Từ đó, nhiều vấn đề bệnh lý răng miệng sẽ xảy đến.
2. Nguyên nhân gây hô hàm
2.1 Yếu tố di truyền
Theo nhiều nghiên cứ cho thấy có tới 70% tình trạng bị hô hàm hiện tại bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Những di truyền này là từ người thân như ông, bà, cha, mẹ, … Cụ thể, nếu trong gia đình có người thân bị hô hàm thì con cái nguy cơ cao cũng sẽ mắc tình trạng này.
2.2 Chế độ dinh dưỡng
Ở trong độ tuổi thay răng tự nhiên, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình mọc và phát triển của răng. Nếu trẻ bị thiếu các chất như canxi, khoáng chất, vitamin, … răng rất khó mọc đúng thời điểm, mọc đè hoặc mọc lệch lên những răng khác. Điều này chính là nguyên nhân gây nên tình trạng bị hô hàm.
2.3 Những thói quen xấu ở thời kỳ mọc răng
Thời kỳ mọc răng tự nhiên là giai đoạn quan trọng, quyết định tới hình dạng, thứ tự các răng được mọc có đúng, đủ hay không. Trong giai đoạn này, những thói quen xấu như ngậm núm vú giả, đẩy lưỡi, mút ngón tay, … duy trì trong khoảng thời gian dài sẽ tác động tới sự phát triển của phần xương hàm. Cụ thể, xương sẽ hình thành không đúng cách dẫn tới tình trạng hàm bị hô, vẩu.
2.4 Sự phát triển mất cân đối của xương hàm và răng
Có nhiều người gặp phải trường hợp xương hàm bị phát triển quá mức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bị hô hàm. Ví dụ như những tình trạng xương hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới phát triển bình thường. Hoặc do xương hàm trên phát triển bình thường nhưng xương hàm dưới bị kém phát triển. Nhiều người cũng gặp phải trường hợp sự kết hợp giữa xương hàm trên phát triển quá mức trong khi xương hàm dưới lại phát triển kém.
3. Tình trạng răng hô hàm có niềng răng được không?
Trường hợp hô hàm có thể niềng răng được không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, để giải quyết được vấn đề về răng hô, giải pháp hàng đầu là thực hiện niềng răng. Thế nhưng, tình trạng răng miệng của mỗi cá nhân là không giống nhau. Vì vậy, cách thức thực hiện và hiệu quả niềng răng của mỗi trường hợp bị hô hàm cũng là không giống nhau.
Với mỗi người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chụp X-quang để chẩn đoán được mức độ hô cùng nguyên nhân gây hô để có thể đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp. Theo đó, mỗi tình trạng khác nhau sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp riêng. Nhờ vậy, hiệu quả điều trị đạt được sẽ cao hơn.
Thông thường, những ca bị hô hàm do răng sẽ được ưu tiên thực hiện niềng răng. Còn với những trường hợp bị hô nặng do hàm hoặc do cả răng cùng hàm thì phương pháp niềng răng gần như sẽ không thể đem lại hiệu quả như ý muốn. Khi đó, bác sĩ sẽ được chỉ định phẫu thuật chỉnh hàm để điều chỉnh lại cấu trúc của xương hàm. Sau đó, việc niềng răng sẽ được áp dụng nhằm khắc phục triệt để tình trạng bị hô hàm.
4. Niềng răng bị hô có nhất thiết phải nhổ răng không?
Trên thực tế không phải bất cứ trường hợp nào niềng răng cũng cần nhổ bớt răng. Đối với những bệnh nhân bị hô cũng giống như vậy. Cụ thể, chỉ một vài trường hợp như sau mới cần được chỉ định nhổ bỏ răng số 4 hoặc 5 để hỗ trợ niềng:
– Răng mọc bị mọc lộn xộn, các răng đè lên nhau, cung hàm hẹp. Do đó, ta không thể thực hiện nong hàm để có thể tạo khoảng trống nhằm dàn đều răng.
– Khi răng mọc chìa ra ngoài quá nhiều thì buộc bác sĩ cần nhổ bỏ răng để tạo nên khoảng hở, thực hiện kéo răng.
Trong thời gian thực hiện niềng răng hô, khách hàng có thể sẽ thấy khó chịu do lực kéo tạo nên từ những dây cung để di chuyển răng. Thậm chí có những trường hợp bị các khí cụ sắt cạ vào cị trí má gây tình trạng đau nhức. Thế nhưng tình trạng này không ảnh hưởng gì tới hiệu quả niềng răng và sẽ nhanh chóng được khắc phục sau khoảng từ 2-3 tuần.