Hiểu về trĩ ngoại và cách điều trị – Những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Trĩ ngoại gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Vậy trĩ ngoại là gì – dấu hiệu nhận biết và cách điều trị trĩ ngoại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về trĩ ngoại và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

1. Trĩ ngoại là gì? Phân biệt trĩ ngoại và trĩ nội

Trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn quá mức, hình thành búi trĩ nằm ở bên ngoài ống hậu môn. Búi trĩ ngoại thường dễ nhận biết bằng mắt thường và gây cảm giác đau rát, vướng víu, nhất là khi ngồi hoặc đi lại.

Phân biệt trĩ ngoại và trĩ nội theo một số tiêu chí như:

– Vị trí xuất hiện: Trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn và bên dưới đường lược hậu môn, trong khi trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn và bên trên đường lược.

– Triệu chứng: Trĩ ngoại gây đau rát nhiều hơn, đặc biệt khi búi trĩ sưng viêm hoặc vỡ. Trĩ nội thường gây chảy máu khi đi đại tiện và ít đau ở giai đoạn đầu.

– Hình thái: Búi trĩ ngoại có thể thấy rõ ở bên ngoài, trong khi trĩ nội chỉ lộ ra ngoài khi đã sa ra ngoài hậu môn.

trĩ ngoại và cách điều trị

Trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn quá mức, hình thành búi trĩ nằm ở bên ngoài ống hậu môn

2. Nguyên nhân gây ra trĩ ngoại

Trĩ ngoại có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

– Táo bón kéo dài: Việc rặn mạnh khi đi đại tiện gây áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn, làm hình thành búi trĩ.

– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thường xuyên mang vác nặng.

– Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Ăn ít rau xanh, uống ít nước làm gia tăng nguy cơ táo bón và trĩ.

– Mang thai và sinh con: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị trĩ ngoại do áp lực từ thai nhi lên vùng hậu môn.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị trĩ ngoại do áp lực từ thai nhi lên vùng hậu môn

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị trĩ ngoại do áp lực từ thai nhi lên vùng hậu môn

3.Triệu chứng nhận biết trĩ ngoại

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết trĩ ngoại thông qua các triệu chứng sau:

– Đau rát, sưng vùng hậu môn: Đặc biệt khi ngồi lâu hoặc đi đại tiện.

– Xuất hiện búi trĩ ở ngoài hậu môn: Có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy bằng mắt thường.

– Chảy máu khi đi đại tiện: Máu có thể dính trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt.

– Ngứa ngáy, khó chịu: Búi trĩ tiết dịch gây viêm nhiễm, làm người bệnh ngứa rát.

Trĩ ngoại có nguy hiểm không: Trĩ ngoại không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:

– Nhiễm trùng hậu môn: Dịch tiết từ búi trĩ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

– Sa nghẹt, tắc mạch trĩ, hình thành cục máu đông trong búi trĩ, gây đau dữ dội và cần can thiệp y khoa.

– Thiếu máu mãn tính: Nếu búi trĩ chảy máu kéo dài, người bệnh có thể bị thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt.

4. Phương pháp chẩn đoán trĩ ngoại

Để chẩn đoán chính xác trĩ ngoại, bác sĩ thường thực hiện các phương pháp như sau:

– Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra trực tiếp vùng hậu môn để xác định tình trạng búi trĩ.

– Nội soi hậu môn – trực tràng: Đánh giá mức độ tổn thương và loại trừ các bệnh lý hậu môn khác.

5. Các phương pháp điều trị trĩ ngoại tại Thu Cúc TCI

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI áp dụng nhiều phương pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả, an toàn, phù hợp với từng mức độ bệnh lý.

5.1. Trĩ ngoại và cách điều trị nội khoa

Phương pháp này thường áp dụng cho trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ, khi búi trĩ chưa sưng viêm nghiêm trọng. Các biện pháp nội khoa thường được chỉ định là các loại thuốc:

– Thuốc bôi tại chỗ: Giúp giảm sưng, giảm đau và kháng viêm.

– Thuốc uống: Nhằm cải thiện tuần hoàn máu, làm co búi trĩ và giảm nguy cơ hình thành huyết khối.

Bệnh nhân trĩ ngoại cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là yếu tố bổ trợ cho điều trị: Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và tránh ngồi lâu để hỗ trợ quá trình hồi phục.

5.2. Trĩ ngoại và cách điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường áp dụng cho các trường hợp tiến triển nặng hoặc không đáp ứng điều trị thuốc. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất.

– Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan và Ferguson: Loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, thời gian nằm viện khoảng 3-4 ngày. Phương pháp này hiệu quả nhưng thời gian phục hồi dài hơn so với các kỹ thuật hiện đại.

– Phẫu thuật Longo: Sử dụng thiết bị chuyên dụng để cắt bỏ phần niêm mạc bị giãn và đưa búi trĩ trở về vị trí tự nhiên. Phương pháp này ít gây đau, thời gian phục hồi nhanh chóng và nguy cơ tái phát thấp. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 48-72 giờ và trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 2 tuần.

– Công nghệ đốt trĩ Laser Diode: Sử dụng năng lượng laser để loại bỏ búi trĩ mà không cần phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp này không đau, không chảy máu, thời gian thực hiện nhanh chóng và lưu viện ngắn, thường chỉ trong 1 ngày. Đặc biệt hiệu quả cho bệnh nhân trĩ độ 2 và 3.

– Phương pháp thắt mạch khâu treo búi trĩ: Sử dụng siêu âm Doppler để xác định và thắt các động mạch nuôi búi trĩ, sau đó khâu treo búi trĩ lên mà không cần cắt bỏ. Thủ thuật kéo dài khoảng 20 phút, ít đau và chăm sóc sau mổ đơn giản.

Công nghệ đốt trĩ Laser Diode

Công nghệ đốt trĩ Laser Diode

5.3. Ưu điểm khi điều trị trĩ ngoại tại Thu Cúc TCI

Khi điều trị trĩ ngoại tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ nhận được nhiều lợi ích:

– Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng.

– Trang thiết bị hiện đại: Ứng dụng công nghệ tiên tiến như đốt trĩ Laser Diode, Longo,…

– Quy trình thăm khám chuyên nghiệp: Đảm bảo nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.

– Chăm sóc hậu phẫu tận tình: Giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, hạn chế tái phát.

6. Biện pháp phòng ngừa trĩ ngoại tái phát

Sau khi điều trị, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa trĩ ngoại tái phát:

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế đồ cay nóng, rượu bia.

– Vận động thường xuyên: Đi bộ, tập yoga giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên vùng hậu môn.

– Đi đại tiện đúng giờ: Tránh rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.

Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý hậu môn – trực tràng.

Hiểu về trĩ ngoại và cách điều trị giúp bạn sớm “chia tay” trĩ và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh trĩ nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, cũng như đừng ngần ngại thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital