Các khối u trung thất ác tính và lành tính bao gồm khối u từ tuyến ức, dây thần kinh và mô bạch huyết (gồm hạch bạch huyết, mô liên kết hoặc tế bào mầm). Chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan lân cận nếu không được tiến hành can thiệp sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn những điều cần biết về bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. U trung thất là bệnh gì?
U trung thất là khối u hình thành tại khu vực trung thất. Chúng có thể thuộc dạng lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Khối u trung thất có khả năng xuất hiện ở phần trước hoặc sau khu vực này. Vị trí khối u phụ thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân. Theo thống kê, các khối u phát triển ở phần sau của trung thất chủ yếu diễn ra ở trẻ em, còn khối u nằm tại phần trước trung thất gặp nhiều hơn ở người lớn.
Trung thất là khu vực được bao quanh bởi xương ức ở phía trước, cột sống phía sau và phổi hai bên. Trung thất chứa tim, động mạch chủ, hạch bạch huyết, tuyến ức, thực quản, khí quản và dây thần kinh.
2. Nguyên nhân gây nên khối u ở trung thất ác tính và lành tính
Nguyên nhân dẫn tới khối u trung thất thường liên quan tới vị trí của chúng. Cụ thể:
2.1. Trung thất trước
– Ung thư hạch: Bao gồm u Lympho không Hodgkin và u Lympho Hodgkin.
– U tuyến ức và u nang tuyến ức: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên khối u trung thất. Phần lớn u tuyến ức là lành tính và được bao quanh bởi một bao xơ.
– Tế bào mầm: Khoảng 60 – 70% các khối u tế bào mầm là lành tính, thường gặp ở cả nữ và nam.
– Khối trung thất tuyến giáp: Thường là dạng lành tính, chẳng hạn như bướu cổ.
2.2. Trung thất giữa
– U nang phế quản: Là dạng phát triển lành tính có nguồn gốc xuất pháp từ đường hô hấp.
– Nổi hạch trung thất: Tình trạng hạch nổi to lên.
– U nang màng ngoài tim: Là khối u ác tính nguyên phát của màng ngoài tim.
– Các khối u khí quản: Có thể ở dạng lành tính hoặc ác tính.
– Các khối u thực quản: Có thể ở dạng lành tính hoặc ác tính.
– Bất thường thực quản: Gồm chứng giãn thực quản, túi thừa và thoát vị hông.
– Bất thường tại mạch máu: Gồm chứng phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ.
2.3. Trung thất sau
– Các khối u thần kinh: Đây là nguyên nhân phổ biến của các khối u trung thất sau. Chúng được phân loại thành khối u vỏ bọc thần kinh, khối u tế bào paraganglionic và khối u tế bào hạch. Khoảng 70% khối u thần kinh thuộc dạng lành tính.
– Nổi hạch: Do sự tăng sinh của hạch bạch huyết.
– U nang thần kinh: Đây là dạng u hiếm gặp, liên quan tới yếu tố thần kinh và đường tiêu hóa.
– Bất thường cột sống: Bao gồm bất thường nhiễm trùng, u ác tính và chấn thương lồng ngực.
– Bất thường mạch máu: Bao gồm chứng phình động mạch chủ.
3. Một số triệu chứng của căn bệnh u trung thất
Gần 40% những người có khối u trung thất không xuất hiện biểu hiện triệu chứng. Khối u thường được phát hiện trong quá trình bệnh nhân chụp X-quang ngực để chẩn đoán một tình trạng sức khỏe khác.
Nếu khối u đang chèn ép các cơ quan xung quanh, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như:
– Ho, ho ra máu.
– Hụt hơi.
– Đau tức ngực.
– Buồn nôn và nôn.
– Sốt.
– Ớn lạnh.
– Đổ mồ hôi vào ban đêm.
– Khàn tiếng.
– Giảm cân không có chủ đích.
– Nổi hạch.
– Thở khò khè.
– Mí mắt sụp, đồng tử nhỏ và một số vấn đề về mắt khác.
4. U trung thất ác tính và lành tính nguy hiểm ra sao?
Bạn cần biết, tất cả các khối u trung thất lành tính và ác tính đều phải điều trị. Nếu không can thiệp kịp thời, khi khối u phát triển, chúng sẽ gây chèn ép tới cơ quan và mô xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này.
Trong khi đó, các khối u ác tính có thể lây lan sang vùng khác của cơ thể. Nếu chúng xâm lấn vào tủy sống sẽ gây nên sự chèn ép tủy sống. Trường hợp chúng xâm lấn tim hoặc các mạch máu của tim, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong.
Bên cạnh việc đã điều trị u trung thất bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
– Giảm cảm giác thèm ăn.
– Chảy máu.
– Thiếu máu.
– Táo bón.
– Tiêu chảy.
– Mệt mỏi.
– Rụng tóc.
– Nhiễm trùng.
– Buồn nôn và nôn.
– Cảm giác đau và sưng tấy.
5. Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh u trung thất
5.1. Phương pháp chẩn đoán u trung thất ác tính và lành tính
Các phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá khối u trung thất bao gồm:
– Chụp cắt lớp vi tính CT tại vùng trung thất.
– Siêu âm.
– Sinh thiết.
– Chụp X – quang ngực.
– Chụp cộng hưởng từ MRI ngực.
– Nội soi thực quản.
– Nội soi trung thất.
5.2. Điều trị u trung thất ác tính và lành tính
Hiện nay, các phương pháp phổ biến được áp dụng để điều trị khối u trung thất bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
– Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u: Phương pháp này đặc biệt cần thiết với các bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng bởi những khối u này. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u và mối liên quan giữa khối u với các tổ chức trong lồng ngực cùng với thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể.
– Phương pháp hóa trị và xạ trị: Hai phương pháp này có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp với phẫu thuật nhằm mang lại hiệu quả điều trị tối đa.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh u trung thất. Cần lưu ý rằng, chúng ta không thể ngăn ngừa việc u trung thất hình thành nhưng có thể loại bỏ nó hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị ngay khi ở giai đoạn sớm. Điều quan trọng là mỗi người cần chú ý quan tâm sức khỏe và thực hiện thăm khám định kỳ. Trường hợp xuất hiện triệu chứng đau tức ngực, khó thở, ho không rõ nguyên nhân… kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.