Chủ động tiêm chủng gia đình là phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo bản thân và gia đình được bảo vệ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và góp phần giảm tình trạng lây lan bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Để tìm hiểu cụ thể về việc tiêm chủng cho từng thành viên trong gia đình, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé!
Menu xem nhanh:
1. Ý nghĩa quan trọng của việc tiêm chủng gia đình
Tiêm chủng là cách hiệu quả để phòng bệnh chủ động, đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình. Với mỗi lứa tuổi, việc tiêm phòng lại có ý nghĩa quan trọng khác nhau.
– Đối với trẻ nhỏ – lứa tuổi có hệ miễn dịch non kém, chưa hoàn thiện, việc tiêm phòng giúp bảo đảm sức khỏe cho trẻ và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất ở trẻ. Trẻ em nên được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, chẳng hạn như tiêm vắc xin kết hợp phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và một số bệnh truyền nhiễm khác ở trẻ như viêm gan A, sởi, quai bị, thủy đậu,….
– Đối với người lớn, tiêm đầy đủ các loại vắc xin không chỉ phát huy hiệu quả bảo vệ trực tiếp cho bản thân mà còn bảo vệ tối đa những thành viên trong gia đình. Tiêm phòng cũng đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh lý nền – vốn là những đối tượng nhạy cảm cần được bảo vệ tối đa.
Với sự tiến bộ của công nghệ y học hiện nay, vắc xin phòng bệnh không còn là “sản phẩm quý hiếm” chỉ dành cho trẻ nhỏ, các nhà sản xuất đã làm ra nhiều vắc xin hơn và nhiều loại dùng được cho người lớn, thậm chí trung niên, người cao tuổi.
Tiêm phòng vắc xin ngoài việc bảo vệ cho chính bản thân, điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giảm việc lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Chính vì vậy, mọi độ tuổi đều cần được bảo vệ bằng vắc xin.
2. Tổng hợp các loại vắc xin dành cho tiêm chủng gia đình
2.1. Các loại vắc xin tiêm chủng dành cho trẻ nhỏ
Dưới đây là các loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi:
– Vắc xin phòng lao.
– Vắc xin phòng viêm gan A, B.
– Vắc xin phối hợp phòng ba bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván.
– Vắc xin phòng bại liệt.
– Vắc xin phòng viêm họng, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn HiB.
– Vắc xin phòng virus Rota.
– Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn.
– Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu khuẩn BC và não mô cầu A, C, Y, W135.
– Vắc xin cúm.
– Vắc xin phối hợp phòng ba bệnh sởi – quai bị – Rubella.
– Vắc xin phòng thương hàn.
– Vắc xin phòng tả.
– Vắc xin phế cầu.
2.2. Các loại vắc xin tiêm chủng dành cho người lớn
Dưới đây là những loại vắc xin cần tiêm dành cho thanh thiếu niên và người trưởng thành:
– Vắc xin phối hợp phòng bốn bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt.
– Vắc xin phế cầu.
– Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu khuẩn BC và não mô cầu A, C, Y, W135.
– Vắc xin cúm.
– Vắc xin phối hợp phòng ba bệnh sởi – quai bị – Rubella.
– Vắc xin thủy đậu.
– Vắc xin phòng viêm gan A, B.
– Vắc xin phòng virus HPV.
– Vắc xin phòng thương hàn.
– Vắc xin phòng tả.
– Vắc xin phòng dại
3. Tổng hợp những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin cho cả gia đình
3.1. Những lưu ý trước khi tiêm chủng gia đình
Với trẻ nhỏ
– Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, cha mẹ cần mang đầy đủ sổ tiêm chủng và thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và đưa ra phương án tiêm chủng hợp lý.
– Nếu trẻ chưa đạt các điều kiện về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải tạm hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt đủ yêu cầu.
– Bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ để đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ trước khi tiêm. Căn cứ vào kết quả khám, bác sĩ lựa chọn mũi tiêm phù hợp.
– Cha mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo, tránh trường hợp tiêm sai lịch, không đủ mũi.
Với người lớn
Người lớn khi đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của bản thân bao gồm:
– Các bệnh đã và đang mắc hoặc điều trị
– Các loại thuốc và liệu pháp điều trị đang dùng
– Tiền sử loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.
3.2. Những lưu ý sau khi tiêm chủng gia đình
3.2.1 Theo dõi sau tiêm chủng
Sau khi tiêm, cả trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Đối với trẻ em cần tiếp tục được theo dõi trong 24 đến 48 giờ khi về nhà, bao gồm:
– Thân nhiệt.
– Nhịp thở.
– Hoạt động hằng ngày của trẻ như ăn, ngủ, chơi.
– Quan sát tình trạng da toàn thân và vùng tiêm (có các hiện tượng như sưng, mẩn đỏ, phát ban hay không)
3.2.2 Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
– Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ ăn loãng và uống nước nhiều hơn
– Khi trẻ bị sốt, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
– Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa thuốc, chườm nóng, đắp lá hay bôi bất kỳ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.
– Không dùng aspirin và dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.
Trên đây là những lưu ý khi tiêm chủng cho cả gia đình, mong rằng với những thông tin này, mọi người đã hiểu rõ hơn về việc tiêm chủng gia đình mình.